theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt
3 cách phân biệt những từ có cách đọc gần giống nhau trong Tiếng Trung

3 cách phân biệt những từ có cách đọc gần giống nhau trong Tiếng Trung

Mục lục

  • 1. Lý do dễ nhầm lẫn giữa các từ có cách đọc gần giống nhau trong Tiếng Trung
  • 2. Tác hại của việc nhầm lẫn giữa những từ có cách đọc gần giống nhau trong Tiếng Trung
  • 3. 4 cách giúp bạn phân biệt những từ có cách đọc gần giống nhau trong tiếng Trung
    • Cách 1: Luyện phân biệt âm qua từng cặp từ gần giống nhau
    • Cách 2: Luyện tập từ dễ nhầm trong câu và ngữ cảnh thực tế
    • Cách 4: Xem video hội thoại có phụ đề chuẩn

Trong Tiếng Trung có vô số những từ có cách đọc gần giống nhau nhưng khác hoàn toàn về nghĩa. Nếu không phân biệt được những từ này, bạn có thể hiểu sai hoàn toàn ý nghĩa câu nói. Và nguyên nhân là do bạn chưa học phát âm chuẩn Tiếng Trung và thiếu kỹ năng phân biệt các âm gần giống nhau. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu vì sao việc nghe nhầm xảy ra, tác hại nghiêm trọng của nó, và cách luyện nghe hiệu quả để không còn nhầm lẫn giữa các từ có cách đọc gần giống nhau khi giao tiếp tiếng Trung.

 

1. Lý do dễ nhầm lẫn giữa các từ có cách đọc gần giống nhau trong Tiếng Trung

Tiếng Trung có khoảng 400 âm tiết cơ bản, khi kết hợp thêm thanh điệu sẽ tạo ra hàng nghìn từ vựng khác nhau. Trong đó có nhiều từ đồng âm hoặc có cách đọc gần giống nhau, khiến người học cực kỳ dễ nghe nhầm – nói nhầm nếu không được học phát âm chuẩn Tiếng Trung ngay từ đầu.

Ví dụ về một số từ có cách đọc gần giống nhau nhưng nghĩa khác nhau trong Tiếng Trung:

Từ vựng 1Nghĩa 1Từ vựng 2Nghĩa 2
mā (妈)mẹmǎ (马)ngựa
sī (思)suy nghĩshī (师)thầy giáo
zhī (只)con (lượng từ)zī (姿)tư thế

Do sự tương đồng lớn trong cách phát âm của các âm tiết Tiếng Trung, sự tương đồng về âm thanh giữa Tiếng Trung và Tiếng Việt, hoặc bị ảnh hưởng bởi giọng địa phương mà khi nghe các từ có phát âm gần giống nhau, người học thường dễ bị nhầm lẫn dẫn tới hiểu sai, diễn đạt sai nghĩa của từ hay nội dung cần truyền đạt.

Xem  Biệt danh bằng tiếng Trung dành cho các cặp đôi

 

2. Tác hại của việc nhầm lẫn giữa những từ có cách đọc gần giống nhau trong Tiếng Trung

Khi học và sử dụng Tiếng Trung để giao tiếp, nếu bạn không phân biệt được sự khác biệt giữa những từ có phát âm gần giống nhau, bạn có thể sẽ hiểu sai hoàn toàn ý nghĩa của câu nói, hoặc phát âm sai khiến đối phương hiểu sai ý của bạn. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, không chỉ khiến việc học tập của bạn gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian mà còn gây cản trở lớn trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày của bạn.

Hãy tưởng tượng với Tiếng Việt, bạn đang nghe câu Tiếng Việt “Con đang bán cá” nhưng bạn lại nghe thành “Con đang bắn cá” – ý nghĩa thay đổi hoàn toàn. Hay khi trao đổi công việc với đồng nghiệp, câu “Giao tài liệu này cho Linh” bạn nghe nhầm hoặc nói nhầm thành “Giao tài liệu này cho Ninh”, đối tượng được nhắc đến có thể bị bạn hoặc đồng nghiệp hiểu lầm thành một người khác, dẫn tới những phiền phức không đáng có trong công việc.

Ngoài ra khi học Tiếng Trung, nếu bạn không nhận diện được đúng âm thanh của âm tiết, bạn sẽ không thể tra đúng từ vựng trên từ điển, gây bất lợi cho bạn trong việc học Tiếng Trung.

Một số ví dụ về việc nhầm lẫn giữa các từ có phát âm gần giống nhau dẫn tới sai nghĩa của câu:

Từ 1NghĩaTừ 2NghĩaNếu nghe nhầm thì…
shū (书)sáchshǔ (薯)khoaiWǒ xǐhuan chī hóngshǔ (我喜欢吃红薯。)
Tôi thích ăn khoai lang.
➡ Wǒ xǐhuan chī hóng shū (我喜欢吃红书。)
“Tôi thích ăn sách đỏ.”
qù (去)điqǔ (取)lấyNǐ qù ba (你去吧。)
Bạn đi đi.
➡ Nǐ qǔ ba (你取吧。)
Bạn lấy đi.
mǎ (马)ngựamà (吗)trợ từNǐ shì lǎoshī ma? (你是老师吗?)
Bạn là giáo viên phải không?
➡ Nǐ shì lǎoshī mǎ? (你是老师马?)
Câu hỏi thành vô nghĩa.

 

3. 4 cách giúp bạn phân biệt những từ có cách đọc gần giống nhau trong tiếng Trung

Cách 1: Luyện phân biệt âm qua từng cặp từ gần giống nhau

Bộ não cần được huấn luyện phân biệt âm thanh thông qua các cặp từ gần giống nhau, não sẽ dễ nhận biết điểm khác biệt nếu hai âm gần giống nhau hơn nếu được đặt cạnh nhau và nghe nhiều lần. Đây là cách học mà trẻ em bản xứ cũng áp dụng khi mới học nói: chúng nghe rất nhiều âm tương tự rồi dần phân biệt được qua so sánh.

Xem  Từ vựng về vật nuôi

Hãy tưởng tượng lần đầu bạn nghe hai âm có cách đọc gần giống nhau như “shū” (书 – sách) và “shǔ” (薯 – khoai), bạn sẽ thấy chúng rất khó phân biệt. Nhưng nếu bạn được nghe lặp đi lặp lại hai âm này nhiều lần và cố gắng xác định điểm khác biệt, não của bạn sẽ dần nhạy bén hơn với sự khác biệt nhỏ về âm thanh của hai âm này. Đây là một hình thức huấn luyện thính giác – giống như cách bạn nhận ra sự khác nhau giữa giọng người thân trong đám đông.

Khi bạn luyện tập nghe và phát âm những cặp từ có cách đọc gần giống nhau nhiều lần, não bạn sẽ học được cách nhận diện âm thanh chính xác và phân biệt được chúng. Dần dần, bạn sẽ hình thành phản xạ và nghe đúng – hiểu đúng mà không cần cố gắng nhiều.

Cách thực hiện:

  1. Chuẩn bị danh sách cặp từ dễ nhầm như: mā – má – mǎ – mà, mài – mǎi, zhāng – zhàng, shū – shǔ, qù – qǔ, zhī – jī, xǔ – shǔ,…
  2. Tạo file âm thanh chỉ gồm các cặp âm trên
  3. Nghe luân phiên phát âm chuẩn của từng từ trong cặp âm đó
  4. Nhắm mắt nghe và cố gắng phán đoán xem âm thanh vừa nghe là âm nào trong cặp âm cần phân biệt.
  5. Ghi chép xem bạn nhận ra đúng bao nhiêu lần để theo dõi tiến bộ.
  6. Lặp lại thành tiếng, ghi âm lại giọng mình và so sánh với bản gốc để luyện phát âm chuẩn.

 

Cách 2: Luyện tập từ dễ nhầm trong câu và ngữ cảnh thực tế

Não con người ghi nhớ tốt hơn khi thông tin gắn liền với bối cảnh cụ thể. Khi một từ xuất hiện trong ngữ cảnh cụ thể, bộ não dễ ghi nhớ và phân biệt hơn. Do đó thay vì học từng từ từng âm riêng lẻ, hãy học trong một câu có ý nghĩa, có hình ảnh rõ ràng.

Ví dụ, bạn sẽ nhớ từ “mǎi” (mua) tốt hơn nếu nghe trong câu “Wǒ mǎi le yī běn shū.” (Tôi đã mua một quyển sách) hơn là chỉ học từ đó riêng lẻ. Vì khi có ngữ cảnh, bạn hiểu được cả hành động, hình ảnh và cảm xúc liên quan đến từ đó.

Việc học theo câu sẽ giúp bạn vừa nhớ âm thành, vừa nhớ nghĩa và cách dùng của từ vựng, đồng thời tăng khả năng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp.

Cách thực hiện:

  1. Chọn các câu ngắn chứa cặp từ dễ nhầm.
  2. Nghe câu nhiều lần, tập nói theo.
  3. Tưởng tượng hoặc mô tả ngữ cảnh xảy ra trong câu.
  4. So sánh cách nói với bản chuẩn.
Xem  [MẸO HỌC NHỚ CHỮ HÁN] Hãy chuyển Facebook của bạn sang Tiếng Trung!

Ví dụ:

  • “Wǒ mǎi le yī běn shū.” – Tôi đã mua một quyển sách.
  • “Wǒ mài le yī xiē shǔ.” – Tôi đã bán vài củ khoai.

Bạn hãy nghe hai câu trên nhiều lần, chú ý sự khác biệt giữa “mǎi” và “mài”, “shū” và “shǔ”, và thử bắt chước nói lại.

 

Cách 4: Xem video hội thoại có phụ đề chuẩn

Khi bạn xem phim sử dụng tiếng phổ thông chuẩn, bạn vừa nghe âm thanh chuẩn, thấy hình ảnh khẩu hình miệng, hiểu tình huống, và đọc được phụ đề, thì não bạn sẽ ghi nhớ tốt hơn rất nhiều. Đây là cách học kích hoạt đồng thời nhiều giác quan.

Cách học này sẽ giúp bạn học cách phát âm tự nhiên, không cần phân tích kỹ thuật phức tạp. Bạn cũng sẽ dễ hình dung và ghi nhớ cách dùng từ hơn thông qua ngữ cảnh cụ thể và qua nhiều ngữ cảnh cảnh dụng. Ngoài ra bạn cũng sẽ thấy được chính xác khẩu hình miệng của người Trung Quốc khi sử dụng từ đó như thế nào, giúp bạn phát âm đúng hơn.

Cách thực hiện:

  1. Chọn video ngắn có phụ đề chuẩn (ví dụ: Video học tiếng Trung, phỏng vấn, đoạn phim ngắn…)
  2. Nghe 1 câu, nghe thật kỹ âm thanh của câu đó, bấm pause để tạm dừng
  3. Tua lại nghe câu đó lần 2, lần này hãy quan sát kỹ khẩu hình miệng của người nói, bấm pause và đọc phụ đề.
  4. Tua lại thực hiện 2 – 3 lần và tập phát âm theo.
  5. Tự ghi âm lại giọng mình nói rồi so sánh.

 

Để nghe – hiểu đúng, bạn phải luyện phát âm chuẩn tiếng Trungtập nghe phân biệt âm thật nhiều. Chỉ cần luyện đúng phương pháp, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được những từ có phát âm gần giống nhau trong Tiếng Trung, tránh được việc nghe nhầm – hiểu sai khi giao tiếp. Nếu bạn cần lộ trình rõ ràng, dễ áp dụng, hãy để Tiếng Trung Cầm Xu giúp bạn học phát âm bài bản và giao tiếp tự tin hơn mỗi ngày.

Bài trước
Thế nào là phân biệt âm? Lý do phân biệt âm khi học Tiếng Trung rất quan trọng
Bài sau
Nghe hiểu và phát âm chuẩn Tiếng Trung nhanh chóng nhờ nghe phân biệt âm
Biên tập viên:
Dũng Cá Xinh

Nông dân nghèo một vợ bốn con!

15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://thegioitiengtrung.net 300 0