5 công trình vĩ đại nhất của Tần Thủy Hoàng
Tuy chỉ chấp chính trong 37 năm, nhưng Tần Thủy Hoàng đã hoàn thành rất nhiều công trình vĩ đại với tốc độ đáng kinh ngạc
Hãy cùng Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày tìm hiểu xem đó là những công trình gì nhé!
Tần Thủy Hoàng (秦始皇- Qín Shǐhuáng) là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi.
Tuy chỉ chấp chính trong 37 năm, nhưng ông đã hoàn thành rất nhiều công trình vĩ đại với tốc độ đáng kinh ngạc
1.Tần Trực Đạo 秦直道 (Qín zhídào)
Tần Trực Đạo là một công trình quan trọng, có cùng quy mô như Vạn Lý Trường Thành và lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Xa lộ này được ví như “đường cao tốc” của nhà Tần khi nó đi qua 14 huyện thị của Trung Quốc. Theo ghi chép, sau khi thống nhất 6 nước, Tần Thủy Hoàng đã lệnh cho Đại tướng quân Mông Điềm thống lĩnh 10 vạn dân quân xây dựng công trình này, nhằm mục đích chính là để khống chế sự xâm lược của quân Hung Nô và mặt khác nữa là giao thương với các nước lân cận.
Con đường “cao tốc” này có tổng chiều dài khoảng 900km nhưng nếu chỉ tính đoạn gấp khúc vòng qua núi qua sông thì là khoảng 700 km, hơn một nửa kiến trúc xà cầu là ở trên đỉnh núi, một phần nhỏ còn lại là xây dựng trên thảo nguyên và sa mạc.Mặt đường ở nơi rộng nhất khoảng 100 mét, trung bình rộng 20 mét.Tại trục đường chính có thể xếp 12 chiếc xe tải lớn thành hàng ngang hoặc 50 ôtô con cùng đi một lúc. Công trình đồ sộ là vậy nhưng với các công cụ thô sơ thời cổ đại, nó vẫn được hoàn thành trong vỏn vẹn hơn 2 năm, từ 212 đến 210 TCN.
2.Đô Giang Yển 都江堰 (Dūjiāngyàn)
Đô Giang Yển là một hệ thống thủy lợi cổ nằm tại Đô Giang Yển, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đập thủy lợi này được khởi công xây dựng vào năm 256 TCN bởi cha con thái thú quận Thục tên Lý Băng triển khai. Đây là công trình thủy lợi không đập duy nhất, lâu đời nhất trên thế giới (khoảng 2000 năm) vẫn còn sử dụng hiệu quả.
3. Vạn Lý Trường Thành 万里长城 (Wànlĭ Chángchéng)
“Vạn Lý Trường Thành” có nghĩa là “Bức tường dài vạn (mười nghìn) dặm”, được Tần Thủy Hoàng ban lệnh khởi công xây dựng vào năm 214 TCN. Bức tường được xây dựng trên cơ sở nối liền các tường thành cũ, kéo dài từ Lâm Thao, Cam Túc ở phía tây cho đến Liêu Đông của phía đông, với mục đích chính là phòng ngự Hung Nô mang quân tấn công vào miền Nam, lịch sử còn gọi là Tần Trường Thành.
4.Kênh Trịnh Quốc 郑国渠 (Zhèngguóqú)
Theo “Hậu Hán Thư” ghi lại, xây dựng kênh Trịnh Quốc vốn dĩ là gian kế của nước Hàn nhằm tiêu hao quốc lực của nước Tần. Sau khi mưu kế bị bại lộ, Tần Vương vốn định xử tử Trinh Quốc, nhưng Trịnh Quốc đã nói ông rằng: “Lúc đầu thần đúng là gian tế, nhưng chuyện đến nước này cũng là có lợi cho nước Tần. Mưu sách này cũng chỉ kéo dài vận mệnh cho nước Hàn thêm vài năm, nhưng đối với nước Tần lại là công lớn muốn đời.” Thế rồi Tần Vương thay đổi ý định, ông lệnh cho Trịnh Quốc tiếp tục hoàn thành công trình. Sau 10 năm, công trình tưới tiêu này cuối cùng cũng được hoàn thành, và sau này đã trở thành một trong những công trình thủy lợi vĩ đại nhất của Tần Thủy Hoàng. Nó đem nước tới vùng Trung Nguyên, giúp nơi đây trở thành một mảnh đất phì nhiêu, đồng thời kéo theo sự tăng trưởng kinh tế của Tần quốc. Bên cạnh đó, công trình này cũng có cống hiến rất lớn trong việc ổn định an ninh lương thực, là nền móng giúp Tần Thủy Hoàng đánh thắng sáu nước sau này.
5.Lăng mộ Tần Thủy Hoàng 秦始皇陵 (Qínshǐhuáng líng)
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng được liệt vào danh sách một trong tám kỳ quan của Thế Giới, nó nằm ở chân núi phía bắc núi của dãy núi Ly Sơn cách khu Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây 5km. Lăng mộ được xây dựng nằm dưới một gò mộ cao 76 mét có hình dạng gần giống một kim tự tháp. Bố cục mô phỏng theo kinh đô nhà Tần, được chia thành các khu nội thành và ngoại thành. Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km (1,55 dặm) và ngoại là 6,3 km (3,9 dặm). Mộ chính nằm ở phía Tây Nam của nội thành và hướng về phía đông. Buồng lăng mộ chính chứa quan tài và các hiện vật chôn cất là tâm điểm của quần thể kiến trúc lăng mộ. Đặc biệt, dù đã khai quật được hơn 400 hầm, bao gồm hầm binh mã dũng (đội quân đất nung) nổi tiếng, thì chuyên gia vẫn nhận định rằng công trình này vẫn chưa được khai phá hết.
Theo ghi chép, hai năm sau khi đăng cơ, Tần Thủy Hoàng bắt đầu cho người chuẩn bị xây dựng lăng mộ, công trình do Thừa tướng Lý Tư chỉ đạo việc quy hoạch và thiết kế, Đại tướng Chương Hàm giám sát công trình, huy động 720.000 người và mất thời gian 38 năm kiến thiết. Đây được coi là một hoàng cung dưới lòng đất, bởi vì quy mô và thiết kế của các lăng tẩm ở đây không khác gì hoàng cung chính.
Hi vọng bài viết này giúp các bạn phong phú thêm hiểu biết về Trung Quốc. Hi vọng các bạn sẽ thích bài viết này, hẹn gặp các bạn ở bài viết sau nhé! Nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng trung cam kết đầu ra thì đừng quên tham khảo Trung tâm học tiếng Trung Quốc mỗi ngày nhé!
Để nhận “Tư vấn” và nhận các chương trình “Ưu Đãi” về khóa học cũng như lịch học cụ thể. Bạn hãy để lại thông tin dưới đây nhé!
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 202410 quy tắc vàng giúp bạn phát âm Tiếng Trung như người bản xứ
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 2024Tổng hợp từ vựng và mẫu câu Tiếng Trung giao tiếp trong công việc
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 2024Phương pháp luyện nghe Tiếng Trung hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Kiến thức tiếng Trung19 Tháng mười một, 20247 quy tắc viết chữ Hán và 8 nét cơ bản trong Tiếng Trung – Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu