4 mỹ nữ làm sụp đổ các triều đại Trung Hoa
Mục lục
- Bốn mỹ nữ nổi tiếng làm điêu đứng triều chính Trung Hoa, hay còn gọi là “Tứ đại yêu cơ”, bao gồm: Muội Hỷ, Đát Kỷ, Bao Tự, Ly Cơ.
- Muội Hỷ – mỹ nữ cuối đời Hạ
- Đát Kỷ – Cửu Vĩ Hồ trong truyền thuyết
- Bao Tự – nguyên nhân diệt vong của nhà Chu
- Ly Cơ – “hồng nhan họa thủy” nhà Tấn
- _____________________________
Bốn mỹ nữ nổi tiếng làm điêu đứng triều chính Trung Hoa, hay còn gọi là “Tứ đại yêu cơ”, bao gồm: Muội Hỷ, Đát Kỷ, Bao Tự, Ly Cơ.
Bốn mỹ nữ nổi tiếng làm điêu đứng triều chính Trung Hoa, hay còn gọi là “Tứ đại yêu cơ”, bao gồm: Muội Hỷ, Đát Kỷ, Bao Tự, Ly Cơ.
Muội Hỷ – mỹ nữ cuối đời Hạ
Muội Hỷ là ái phi rất được sủng ái của Hạ Kiệt – vị hoàng đế cuối cùng của nhà Hạ. Dân gian đã có những câu thơ ngợi ca nhan sắc trời ban của Muội Hỷ:
“Nước Hữu Thi có nàng Muội Hỷ lông mày xanh biếc, nàng đẹp tựa cầu vồng, dáng vẻ vô cùng yểu điệu thướt tha nhưng mang một khuôn mặt lạnh như tiền khó hiểu”
Hạ Kiệt Vương khi ấy thích đem quân đi xâm chiếm các nước chư hầu. Khi đánh đến nước Hữu Thi, vua nước này bèn cống nạp mỹ nữ tên Muội Hỷ để cầu hòa.
Hạ Kiệt Vương thấy Muội Hỷ xinh đẹp nên vô cùng sủng ái. Nàng đòi gì vua cũng nghe theo. Tương truyền Muội Hỷ rất ít cười. Chỉ mỗi khi nghe tiếng xé vải nàng mới hé nở nụ cười. Kiệt Vương liền ra lệnh cho người hàng ngày mang rất nhiều lụa đến xé cho nàng nghe. Càng được nuông chiều, Muội Hỷ càng lấn tới. Kiệt Vương bị nàng làm cho mê hoặc. Vua suốt ngày say đắm tửu sắc, xây dựng lâu đài nguy nga để chiều lòng người đẹp. Ngoài ra còn bóc lột người dân, không màng chính sự khiến trăm họ lầm than, nơi nơi oán trách. Cuối cùng, chiến tranh nổi lên. Hạ Kiệt thất bại phải mất mạng. Giang sơn cũng vì thế mà rơi vào tay nhà Thương.
Hạ Kiệt Vương khi ấy thích đem quân đi xâm chiếm các nước chư hầu, đánh đến nước Hữu Thi, vua nước Hữu Thi sợ hãi, bèn cống nạp rất nhiều dê, bò, lại thêm một mỹ nữ tên là Muội Hỷ để cầu hòa. (ảnh minh họa)
Đát Kỷ – Cửu Vĩ Hồ trong truyền thuyết
Đát Kỷ là một nhân vật được lưu truyền trong dân gian. Nàng là hoàng hậu của Trụ Vương – vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thương. Khác với nhiều mỹ nhân khác, Đát Kỷ không được viết nhiều trong sử sách. Người đời sau biết đến nàng thông qua các truyện cổ dân gian và tác phẩm tiểu thuyết dã sử “Phong thần diễn nghĩa”. Đát Kỷ được miêu tả là một đại mỹ nhân mang những vẻ đẹp tuyệt sắc nghiêng nước nghiêng thành:
“Nàng có nước da hồng hào, miệng nhỏ như hoa, đôi môi thắm, dáng đi vô cùng uyển chuyển cùng đôi mắt long lanh như sương mai…”
Tương truyền, Đát Kỷ là mỹ nữ xinh đẹp. Tuy nhiên nàng mang hồn phách của một con hồ ly tinh chín đuôi nhập vào. Do đó lòng dạ vô cùng độc ác và man rợ. Được Trụ Vương sủng ái, Đát Kỷ ngày càng ra sức tác oai tác quái, lấy việc xây lâu đài lộng lẫy, tra tấn, chặt chân, mổ bụng, moi tim người… làm trò tiêu khiển, gây ra cái chết của rất nhiều người dân, nên dân gian vô cùng căm phẫn. Trụ Vương bị Đát Kỷ mê hoặc, để ngoài tai lời oán than của thiên hạ. Ông say sưa tửu sắc, không màng chuyện triều chính. Cuối cùng nhà Thương rơi vào tay nhà Chu, kết cục phải lên Lộc Đài tự thiêu. Trụ Vương chết, Đát Kỷ khi ấy cũng thắt cổ tự vẫn.
Bao Tự – nguyên nhân diệt vong của nhà Chu
Nhà Thương vì mỹ nữ mà mất nước vào tay nhà Chu. Trớ trêu thay, sau này, nhà Chu cũng vì mỹ nhân mà bị diệt vong. Mỹ nhân ấy chính là Bao Tự.
Sau này, để mang tiếng cười cho người đẹp, U Vương thi thoảng lại thắp tháp dầu trêu đùa chư hầu. (ảnh minh họa)
Tương truyền Bao Tự là mỹ nhân của triều Chu U Vương. Nàng có một đặc điểm là rất hiếm khi cười. Chu U Vương vì say mê Bao Tự, nên để làm nàng cười, vua quyết tâm dùng mọi cách cho bằng được.
Khi ấy, quanh đất nhà Chu vốn có nhiều tháp dầu để khi có giặc loạn thì đốt lửa lên cho các quân chư hầu xung quanh biết mà kéo đến. Một lần vị quan trong triều mách nước, Chu U Vương liền đốt lửa để các vị trên tháp dầu. Quân chư hầu xung quanh thấy cột lửa cháy, vô cùng sốt ruột, hớt ha hớt hải mang binh sĩ đến ứng cứu. Ấy thế mà khi đến kinh thành thì thấy mọi người đi lại sinh sống vẫn bình thường, không có giặc giã gì. Khi đó quân chư hầu liền ngơ ngác nhìn nhau không hiểu. Bao Tự được Chu U Vương dẫn lên cao nhìn cảnh ấy. Nàng bật tiếng cười lớn làm U Vương rất hoan hỉ.
Sau này, để mang tiếng cười cho người đẹp, U Vương thi thoảng lại thắp tháp dầu trêu đùa chư hầu. Không may thay, cũng vì việc này, mà về sau, khi quân Khuyển Nhung đem quân đến đánh kinh thành, Chu U Vương hoảng sợ thắp lửa gọi ứng cứu thì quân lính xung quanh cứ tưởng đùa vui mà chẳng chút bận tâm, cuối cùng đau đớn mà mất nước. Về phía Bao Tự, khi nhà Chu sụp đổ, nàng cũng thắt cổ tự tử mà chết.
Ly Cơ – “hồng nhan họa thủy” nhà Tấn
Ly Cơ vốn là người nước Ly Nhung, mang vẻ đẹp tuyệt trần. Sau này cô trở thành người vợ được sủng ái nhất của vua Tấn Hiến Công. Nhắc đến Ly Cơ, người đời thường dùng bốn chữ “hồng nhan họa thủy”. Nàng tuy xinh đẹp nhưng lòng dạ rất hiểm ác. Và nàng còn là nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến tranh ngôi trong hoàng tộc nhà Tấn.
Ly Cơ lòng dạ hiểm độc, đầu tiên cũng đạt được mong muốn của mình là đưa Cơ Tề Hề lên làm thái tử, nhưng về sau tất yếu bị quả báo. (ảnh minh họa)
Tương truyền Ly Cơ sinh ra được một con trai là Cơ Tề Hề. Vì muốn con giành được ngôi vua mà không ít lần hãm hại con trưởng của Tấn Hiến Công là Cơ Thân Sinh.
Có một lần, Ly Cơ mở lời ngon ngọt nói với Thân Sinh rằng Tấn Hiến công nằm mơ thấy người mẹ đã khuất của Thân Sinh và giục Thân Sinh cúng lễ cho mẹ. Thân Sinh nghe theo, sai người dâng thịt rượu vừa cúng về cho Tấn Hiến Công. Ly Cơ liền âm thầm bỏ thuốc độc vào đồ ăn trước khi dâng lên Hiến Công. Khi ấy vua mới đi săn về, định ăn ngay thì Ly Cơ khuyên nên thử trước. Hiến công cho chó và một viên quan nhỏ ăn thử. Sau đó kết cục là cả chó và người đều chết. Tấn Hiến công nổi giận, cho người đến bắt giết Thân Sinh. Thân Sinh nghe tin, biết mình không chạy nổi, liền tự sát ở Tân Thành.
Ly Cơ lòng dạ hiểm độc, đầu tiên cũng đạt được mong muốn của mình là đưa Cơ Tề Hề lên làm thái tử, nhưng về sau tất yếu bị quả báo. Sau này, khi Tấn Hiến Công chết, những thế lực trong triều đình căm ghét Ly Cơ, thương tiếc Thân Sinh, liền kéo quân vào giết chết Cơ Tề Hề. Ly Cơ biết không thể thoát nên đâm đầu xuống giếng trong cung tự vẫn. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa là kết thúc. Sau đó xác nàng bị đem lên đâm chém, chết không toàn vẹn…
_____________________________
Tiếng Trung Cầm xu – cam kết dạy phát âm chuẩn, học nhanh nhớ nhanh.
Xem lịch khải giảng mới nhất của Thế Giới Tiếng Trung tại đây
Youtube:https://www.youtube.com/user/omaicay90
Facebook:Thế Giới Tiếng Trung – Dạy phát âm chuẩn nhất Hà Nội
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 202410 quy tắc vàng giúp bạn phát âm Tiếng Trung như người bản xứ
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 2024Tổng hợp từ vựng và mẫu câu Tiếng Trung giao tiếp trong công việc
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 2024Phương pháp luyện nghe Tiếng Trung hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Kiến thức tiếng Trung19 Tháng mười một, 20247 quy tắc viết chữ Hán và 8 nét cơ bản trong Tiếng Trung – Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu