theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

Tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc

Tết nguyên đán hay tết âm lịch là ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Hoa. Đây là dịp mọi người Hoa ở trong và ngoài nước trở về sum họp gia đình. Vậy người Trung Quốc đón tết như thế nào? Hôm nay Trung tâm học tiếng Trung Quốc mỗi ngày sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán

Theo tương truyền, khởi đầu của Tết Nguyên Đán Trung Quốc là một cuộc chiến chống lại con niên (年 – /nián/). Con niên hay đến vào dịp đầu năm mới để phá hoại gia súc, mùa màng và dân làng, đặc biệt là trẻ con. Để bảo vệ mình, dân làng đặt thức ăn trước cửa nhà vào dịp đầu năm. Mọi người tin rằng sau khi ăn những thức ăn đó, nó sẽ không tấn công con người nữa.

Một lần, mọi người nhìn thấy con niên rất sợ một em bé mặc bộ đồ đỏ. Họ hiểu ra rằng con niên sợ màu đỏ. Do đó, vào những ngày đầu năm mới, dân làng đều treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ trên cửa sổ, cửa ra vào. Mọi người cũng dùng pháo hoa để làm cho con niên khiếp sợ. Từ đó, con niên không bao giờ tới làng nữa.

Con niên trong truyền thuyết Trung Hoa

Thời gian

Tết Nguyên Đán là lễ dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc. Thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch.

Tết được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên – ngày Chính (Chánh Nguyệt-正月 /Zhēng Yuè/) và kết thúc vào Tết Nguyên tiêu.

Xem  PHÂN BIỆT 本来 VÀ 原来

Xuân vận

Mỗi dịp Tết Nguyên đán hằng năm, Trung Quốc lại chứng kiến cuộc di cư lớn nhất, được gọi là Xuân vận (春运 /chūn yùn/). Đây là dịp người dân xã hội rời các thành phố lớn để trở về quê hương ăn tết.

Dưới đây là các mốc thời gian quan trọng dịp Tết cổ truyền Trung Quốc:

Ngày 23, 24 tháng Chạp

Ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp, còn được gọi là tiểu niên (小年 /xiǎo nián/). Là ngày bắt đầu của lễ hội mùa xuân. Có 2 hoạt động lớn là cúng Táo quân và dọn dẹp nhà cửa. Dọn nhà thật sạch và bỏ đi những thứ không còn cần thiết là cách để tạm biệt năm cũ.

Ngày 30 Tết

Tết Nguyên Đán là thời gian để gia đình đoàn tụ. Đêm giao thừa của người Trung Quốc là thời điểm quan trọng nhất. Đêm giao thừa của Trung Quốc được gọi là đêm Trừ Tịch (除夕 /Chú Xī/). Bữa tối giao thừa của người Trung Quốc được gọi là “bữa tối đoàn viên”.

Các món ăn của năm mới tượng trưng cho những thứ sẽ đến trong năm tới. Bao gồm: cá, bánh bao, bánh gạo và trái cây – tất cả đều tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.

Người Trung Quốc thưởng thức bữa tối đoàn viên

Sau bữa tối, mọi người sẽ thức khuya, xem chương trình đón giao thừa và tặng những phong bao lì xì cho nhau. Một số người sẽ đến các quảng trường lớn hoặc thậm chí các ngôi chùa trên đỉnh núi để nghe tiếng chuông vang lên trong năm mới.

Mùng Một Tết

Ngày mùng Một Tết được coi là ngày thờ cúng, mời thánh thần và tổ tiên về ăn Tết. Nhiều người Hoa kiêng ăn thịt vào ngày này vì cho rằng điều đó sẽ đem lại cuộc sống trường thọ, hạnh phúc.

Xem  PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG TRUNG

Sáng mùng 1 Tết cũng là thời điểm gia đình tập trung đông đủ đón năm mới. Người lớn trong nhà sẽ phát phong bao “lì xì” mừng tuổi cho con cháu và các vị khách đến chúc Tết gia đình.

Người lớn tuổi trong nhà phát lì xì cho trẻ con

Mùng Hai Tết

Ngày thứ hai của Tết Nguyên Đán còn được gọi là 开年 /kāi nián/ trong tiếng Trung, có nghĩa là bắt đầu một năm. Đây là ngày đón con rể về thăm gia đình bên vợ.

Mùng Ba Tết

Trước đây, mùng 3 Tết được coi là ngày có điềm gở nên người trung thường không đi chơi xa. Có rất nhiều điều cấm kỵ chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa, đốt lửa, cãi cọ, múc nước, thăm hỏi người khác. Tuy nhiên, ngày nay, ngày càng ít người tin vào những điều mê tín như vậy. Nhiều người chỉ coi ngày này như một ngày lễ bình thường để vui chơi cùng gia đình.

Mùng Bốn Tết

Ngược lại, ngày mùng 4 được coi là ngày tốt lành. Đây là ngày để chào đón Táo quân, Thần tài và các vị thần khác khi họ trở về từ Thiên đình. Các gia đình thắp hương, thắp nến đón thần tài.

Các gia đình cũng chuẩn bị trái cây, rượu và cá, thịt gà, thịt lợn cho bữa ăn của họ vào ngày này.

Mùng Năm Tết

Vào ngày mùng 5 Tết, ở miền Bắc Trung Quốc, các gia đình thường ăn bánh bao vào buổi sáng để lấy may. Ngày mùng năm thường được gọi là lễ Phá Ngũ (破五 /pòwǔ/ là “phá vỡ vào ngày mùng 5”). Nhiều điều cấm kỵ có thể bị phá vỡ trong ngày này. Người Trung Quốc sẽ ăn mừng bằng một bữa tiệc lớn. Đây cũng là sinh nhật của Thần Tài nên nhiều cửa hiệu của người Hoa đã mở hàng năm mới trong ngày này.

Xem  TẠI SAO VIỆC HỌC TIẾNG TRUNG TRỞ NÊN NGÀY CÀNG PHỔ BIẾN

Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là ngày cuối cùng trong dịp Tết Nguyên đán. Vị cao tuổi trong gia đình thường chào đón mọi người bằng một rổ cần tây. Món ăn trong ngày này gồm những nắm xôi ngọt nhúng trong nước xúp.

Và điều không thiếu được là các gia đình nô nức tham dự lễ hội đèn lồng vào ban đêm. Vào ngày này, mọi người thắp đèn lồng và thả hoa đăng. Theo truyền thống có từ thời nhà Tống, người ta sẽ viết những câu đố bằng thơ lên ​​đèn lồng. Những người giải được chúng sẽ nhận được quà tặng từ chủ nhân của những chiếc đèn lồng.

Tết của người Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng cũng như có nhiều điểm khác so với tết của người Việt Nam. Văn hóa tương đồng cũng là một lợi thế khi chúng ta học tiếng Trung.

Nhân dịp năm mới 2022 đang đến rất gần, Trung tâm học tiếng Trung Quốc mỗi ngày gửi lời chúc mừng năm mới tới bạn và gia đình một năm 2022 thật an khang thịnh vượng gặp nhiều may mắn trong công việc và học tập!

Bài trước
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI HSK TRÊN MÁY TÍNH
Bài sau
HSKK là gì? Những điều bạn cần biết về chứng chỉ HSKK
Biên tập viên:
Dũng Cá Xinh

Nông dân nghèo một vợ bốn con!

15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://thegioitiengtrung.net 300 0