7 sai lầm khi luyện nghe Tiếng Trung có thể bạn đã mắc
Mục lục
- 1. Không luyện nghe Tiếng Trung thường xuyên
- 2. Không chú ý phát âm chuẩn ngay từ đầu
- 3. Nghe nội dung không phù hợp với trình độ
- 4. Cố gắng nghe từng từ một cách cứng nhắc
- 5. Vừa nghe vừa nhìn mặt chữ Hán
- 6. Chỉ nghe thụ động, không kiểm tra lại nội dung
- 7. Không luyện nói lại theo audio
Luyện nghe là kỹ năng thiết yếu nếu bạn muốn giao tiếp Tiếng Trung trôi chảy. Tuy nhiên, nhiều người dù nghe rất nhiều nhưng vẫn không tiến bộ. Lý do có thể nằm ở việc luyện nghe chưa đúng cách. Dưới đây là 7 sai lầm nghiêm trọng mà người học thường mắc phải khi luyện nghe Tiếng Trung.
1. Không luyện nghe Tiếng Trung thường xuyên
Luyện nghe Tiếng Trung không phải là việc có thể làm trong một ngày, mà là quá trình tích lũy đều đặn qua thời gian, cần được luyện tập hằng ngày để hình thành phản xạ.
Nếu bạn luyện nghe không đều đặn, hoặc nhồi nhét một lần nghe liền 3-4 tiếng rồi bỏ bê vài ngày sau đó, não bộ sẽ không kịp thích nghi, mỗi lần bạn quay lại nghe Tiếng Trung lại thấy như bắt đầu lại từ đầu. Ngoài ra việc học nhồi nhét một lần còn khiến bạn dễ bị quá tải.
Tốt nhất là hãy thực hành luyện nghe Tiếng Trung đều đặn 15-30 phút mỗi ngày, như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc “cày” hàng giờ liền rồi nghỉ. Bên cạnh đó hãy tận dụng mọi cơ hội để luyện nghe như khi xem phim Trung Quốc, nghe nhạc Tiếng Trung, lướt Douyin,…
2. Không chú ý phát âm chuẩn ngay từ đầu
Phát âm chuẩn Tiếng Trung ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng giúp bạn nghe Tiếng Trung tốt hơn. Nếu phát âm sai, bạn sẽ không thể nghe hiểu dù đã học từ vựng đó rồi.
Tai bạn chỉ nghe ra được âm thanh mà bạn đã từng phát âm đúng âm đó. Không có phát âm chuẩn, bạn sẽ không nhận diện được âm thanh khi nghe, chỉ vì cách phát âm của bạn khác với cách người bản xứ nói.
Nhiều người cho rằng chỉ cần nghe nhiều là sẽ quen, sẽ nghe hiểu được. Thực tế khi bạn “quen” và nghe hiểu được là khi bạn đã nghe quá nhiều để sửa được phát âm về đúng chuẩn rồi, và quá trình này cần rất nhiều thời gian.
Do đó, hãy học phát âm chuẩn ngay từ đầu bằng cách quan sát khẩu hình, luyện phân biệt âm, đặc biệt với những âm dễ nhầm như j-q-x, zh-ch-sh.
3. Nghe nội dung không phù hợp với trình độ
Một lỗi phổ biến khác là chọn nội dung nghe quá khó so với trình độ hiện tại. Bạn mới học cơ bản những đã luyện nghe với phim Trung Quốc, podcast Tiếng Trung tốc độ nhanh hoặc bản tin thời sự.
Khi đó, bạn sẽ nghe không hiểu do có quá nhiều từ vựng và cấu trúc ngữ pháp mới, không theo kịp tốc độ nói. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy việc luyện nghe Tiếng Trung là việc rất khó, khiến bạn dễ nản chí và bỏ cuộc.
Thay vào đó bạn hãy chọn những bài nghe phù hợp với trình độ, đảm bảo bạn có thể nghe hiểu khoảng 70-80% nội dung. Nếu bạn ở sơ cấp, hãy chọn nghe audio trong giáo trình, hội thoại ngắn, có phát âm chuẩn và tốc độ chậm. Khi đã nghe quen thì mới tăng dần độ khó.
4. Cố gắng nghe từng từ một cách cứng nhắc
Nhiều người nghĩ rằng phải nghe được từng từ thì mới hiểu được cả câu, nên khi gặp từ mới, họ cố dừng lại để nghe, tra từ và phân tích, khi nhớ từ vựng đó. Việc này sẽ khiến mạch nghe của bạn bị ngắt giữa chừng, nội dung không liền mạch và có thể sẽ lỡ mất phần nội dung phía sau.
Kết quả của việc này là không hiểu được toàn bộ nội dung bài nghe nói về cái gì. Vì vậy, hãy học cách nghe lấy ý chính, tập trung vào từ khóa. Với từ mới, hãy chỉ đoán nghĩa, ghi chú lại và tra sau khi đã nghe xong cả bài nghe.
5. Vừa nghe vừa nhìn mặt chữ Hán
Rất nhiều người luyện nghe bằng cách bật phụ đề Tiếng Trung hoặc đọc script song song với audio. Tuy nhiên, đây không phải cách luyện nghe Tiếng Trung hiệu quả nhất.
Khi bạn nhìn chữ Hán, não bộ sẽ ưu tiên xử lý hình ảnh thay vì âm thanh. Bạn sẽ đọc bằng mắt nhiều hơn là nghe bằng tai. Hậu quả là bạn sẽ không rèn luyện được kỹ năng nghe thật sự, có thể nghe không hiểu nếu không có phụ đề.
Cách tốt nhất là lần đầu nghe không có phụ đề và đoán nghĩa những chỗ chưa hiểu. Sau khi nghe hiểu đại khái nội dung rồi thì mới bật phụ đề để kiểm tra xem mình nghe đúng hay chưa.
6. Chỉ nghe thụ động, không kiểm tra lại nội dung
Nghe thụ động là một cách luyện nghe hiệu quả, nhưng nếu chỉ dừng ở việc bật audio rồi để đó thì kỹ năng nghe Tiếng Trung của bạn sẽ không thể tiến bộ.
Nghe thụ động giúp tai bạn quen dần với âm thanh Tiếng Trung. Nhưng nếu chỉ quen tai thôi mà không hiểu nội dung thì việc luyện nghe Tiếng Trung sẽ bị dậm chân tại chỗ.
Bạn cần kết hợp giữa nghe với việc ghi chú từ khóa, đoán từ chưa hiểu, kể lại nội dung sau khi nghe và so sánh đối chiếu với script. Như vậy bạn
Việc nghe thụ động bằng cách bật audio rồi để đó chỉ phù hợp với những người đã có nền tảng Tiếng Trung rồi.
7. Không luyện nói lại theo audio
Đây là một lỗi rất phổ biến khi luyện nghe Tiếng Trung, người học chỉ nghe mà không lặp lại theo, không luyện nói lại những gì đã nghe được.
Nghe và nói là hai kỹ năng liên kết mật thiết với nhau. Việc nói lại theo audio sẽ giúp bạn ghi nhớ từ vựng, mẫu câu, cách nói của người bản xứ hơn. Nếu chỉ luyện nghe mà không luyện nói, bạn sẽ không kích hoạt được trí nhớ âm thanh, không hình thành được phản xạ nghe-nói khi học Tiếng Trung.
Bạn có thể áp dụng phương pháp Shadowing hoặc tự kể lại nội dung vừa nghe được theo cách của mình để có thể đồng thời phát triển kỹ năng nghe và nói Tiếng Trung
Luyện nghe Tiếng Trung không khó, quan trọng là luyện đúng cách và tránh những sai lầm không đáng có. Nếu bạn thấy mình đã hoặc đang mắc một trong 7 lỗi trên, hãy điều chỉnh ngay hôm nay nhé. Hãy nhớ phải luyện nghe đều đặn, đúng trình độ, kết hợp với luyện phát âm chuẩn và luyện nói lại sau khi nghe để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Biên tập viên

Bài mới nhất
Kiến thức tiếng Trung5 Tháng 7, 20257 điều bạn nên tìm hiểu trước khi chọn 1 trung tâm Tiếng Trung bất kỳ
Kiến thức tiếng Trung5 Tháng 7, 20257 sai lầm khi luyện nghe Tiếng Trung có thể bạn đã mắc
Kiến thức tiếng Trung1 Tháng 7, 2025Tiếng Trung giao tiếp và Tiếng Trung chuyên ngành khác nhau như thế nào?
Kiến thức tiếng Trung1 Tháng 7, 20255 cách bắt chuyện tạo chủ đề khi nói chuyện với người Trung Quốc