theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

BỘ GIÁO TRÌNH TIẾNG TRUNG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT

Học tiếng Trung Quốc trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang trở nên ngày càng thịnh hành và chuyên nghiệp hơn. Ngoài những trường đại học có các khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc với các chuyên ngành biên phiên dịch, sư phạm thì một hệ thống các trung tâm đào tạo tiếng Trung cũng đang dần trở nên chuyên nghiệp và hoàn thiện hơn về lộ trình đào tạo cũng như mục tiêu đầu ra cho học viên. 

Nếu như ở các trường đại học đã có những lộ trình đào tạo bài bản với hệ thống các môn học được thiết kế hợp lý theo các giáo trình nội bộ hoặc các giáo trình mua bản quyền ở Trung Quốc về và điều chỉnh để phù hợp với mục đích giảng dạy thì hiện tại ở các hệ thống trung tâm vẫn chưa có được những bộ giáo trình thực sự phù hợp với học viên Việt Nam từ đó giảm đi rất nhiều về chất lượng dạy và học cũng như đích dạy quan trọng phù hợp với thực tiễn văn hóa, xã hội, điều kiện đặc thù ở Việt Nam (xin phép được trình bày chi tiết trong bài luận đàm trao đổi này). 

Với mong muốn người Việt có được một bộ giáo trình học tiếng Trung bài bản, chuyên nghiệp, dễ dàng lĩnh hội kiến thức về ngôn ngữ, truyền tải được văn hóa đa chiều cũng như đáp ứng được nhu cầu thực sự của các đơn vị tuyển dụng thực tế, chúng tôi mong muốn những người có kiến thức, kinh nghiệm về dạy và thiết kế giáo trình biên soạn ra một bộ giáo trình học này thì chúng tôi xin phép được trình bày quan điểm của mình như sau:

Giáo trình mua bản quyền là những bộ giáo trình được các nhà biên soạn người Trung Quốc biên soạn ra và trình bày bằng tiếng Trung, ứng dụng nhiều phương pháp miêu tả của ngôn ngữ học để trình bày các điểm ngữ pháp của ngôn ngữ này và định hướng có tính quốc tế, tổng hòa cho tất cả các quốc gia với các loại hình ngôn ngữ khác nhau (đơn lập, hòa kết, chắp dính, hỗn nhập) và nếu như đã trình bày theo phương pháp miêu tả thì một điều vô cùng quan trọng không được thực hiện ở những bộ giáo trình này là đối chiếu ngôn ngữ (sử dụng phương pháp đối chiếu của ngôn ngữ học).

Điều giáo trình bản quyền Trung Quốc đã làm được và chưa làm được

Nhiều nhà xuất bản, nhiều công ty phát hành sách mua bản quyền về và dịch theo phần tiếng Trung và sản phẩm song ngữ thực sự có có nhiều điểm chưa hợp lý vì nhiều người tham gia phiên dịch lại không có kỹ năng sư phạm, các kỹ năng đối chiếu căn bản để làm rõ ý của các cách diễn đạt có từ bản gốc bản quyền, gây ra khó hiểu hoặc gây rối trong khi nếu đối chiếu ngôn ngữ thì mọi thứ nó sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. 

Xem  CẤU TRÚC BIỂU THỊ SỰ CHUYỂN Ý

Tiếng Việt và tiếng Trung tuy khác nhau về nguồn gốc những có chung loại hình là đơn lập âm tiết tính, phương thức biểu thị ý nghĩa ngữ pháp đều thông qua hư từ và trật tự từ, đây là điểm có lợi cho người học Việt Nam tuy nhiên ở tầm vi mô tiểu tiết trong vị trị của các thành phần câu lại có nhiều sự khác biệt nên nếu được đối chiếu kỹ và giải thích rõ ràng thì người dạy và người học khi tiếp cận giáo trình sẽ nhẹ nhàng và mất ít thời gian hơn trong việc dạy và học tiếng Trung. (Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nghiên cứu rất nhiều các điểm ngữ pháp cần được đối chiếu lại, độc giả quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với tác giả bài viết) 

Người dạy ở hệ thống giáo dục ngoài đại học không phải tất cả đều có kỹ năng đối chiếu tốt và người học thì chắc chắn kỹ năng này rất hạn chế nên với nếu có một bộ giáo trình riêng được đối chiếu đầy đủ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhóm đối tượng này. 

Khi tiến hành khảo sát người học tại các đơn vị đào tạo ngoại ngữ ngoài công lập, cụ thể là học viên tại các trung tâm tiếng Trung chúng tôi thấy số lượng người học với mục đích giao tiếp và mục đích công việc tại Việt Nam chiếm số lượng đến 85%, chúng tôi xin nhấn mạnh giao tiếp với người Trung Quốc tại Việt Nam, vậy điều đó có nghĩa rằng: tiếng Trung được sử dụng trong môi trường sống của người Việt Nam, bối cảnh giao tiếp ngay tại Việt Nam nhưng lượng từ vựng đến từ các giáo trình mua bản quyền lại không hề có, điều đó là đương nhiên bởi người biên soạn không có chủ đích dành riêng cho một quốc gia nào hết nên tất nhiên không có chuyện Việt hóa giáo trình. Nhưng thực tế thì người học cần đến một khối lượng từ vựng phù hợp với điều kiện môi trường và bối cảnh giao tiếp tại Việt Nam. 

Xem  Sự khác nhau giữa “就 jìu” và “才 cái”

Theo khảo sát, số học viên tại các trung tâm tiếng Trung học tiếng Trung với mục đích giao tiếp và công việc tại Việt Nam chiếm chiếm tới 85%

Ngày tôi học tiếng Trung cách đây hơn mười năm, tôi có rất nhiều bạn là du học sinh Trung Quốc, tôi đưa các bạn đi chơi nhưng tôi giật mình nhận ra rằng, tôi nghe nói tốt, phản xạ tốt với những gì mình đã học nhưng vô cùng chật vật trong việc tìm kiếm những từ vựng đối chiếu từ Việt sang Trung để phục vụ cho nội dung giao tiếp của mình. 

 

Đến đây, có lẽ nhiều người sẽ nói là tự tích lũy, hoặc học cao lên sẽ có. Tôi xin phản biện, nếu tự tích lũy thì ra trung tâm học làm gì, hoặc có một từ điển chính xác nào xác nhận những từ đó đâu và học lên cao hơn với hệ thống giáo trình mua bản quyền cấp độ từ sơ đến cao cấp chẳng có một giáo trình nào có những thứ tôi cần cả. Từ đầu đến cuối giáo trình mua bản quyền từ Trung Quốc đều chỉ tập trung vào giới thiệu những thứ liên quan đến bối cảnh và văn hóa Trung Quốc thôi, muốn nói về Việt Nam, muốn tìm kiếm những từ vựng, hội giao tiếp ở bối cảnh Việt Nam đều phải tự mò mẫm tìm kiếm. 

Đích dạy thực sự ở nhiều đơn vị đào tạo ngoài công lập chủ yếu hướng tới việc học viên nắm được kiến thức về ngữ pháp từ vựng để phục vụ trực tiếp cho mục đích giao tiếp và sử dụng tiếng Trung  trong công việc tại Việt Nam và  nhiều đơn vị đã tự làm giáo trình riêng của mình nhưng vì nhiều hạn chế về ngôn ngữ cũng như thiếu sự kiểm duyệt của chuyên gia nên độ hoàn thiện của các giáo trình đó còn rất nhiều hạn chế đồng thời cũng bị tấn công mang tính truyền thông của nhiều đơn vị mua bản quyền, hay còn gọi là hạ thấp uy tín đào tạo dù mục đích của họ không có gì sai cả. Người học ở các trung tâm bên ngoài thường có lộ trình học không quá dài, không chuyên sâu như các sinh viên chuyên ngành, vậy việc tập trung tối đa nội dung giảng dạy phục vụ mục đích học của họ là điều cần thiết. Vậy nên hãy làm những bộ giáo trình phục vụ riêng cho nhóm đối tượng này.

Nội dung giáo trình HSK4 – GIAO TIẾP của chúng tôi đã đưa rất nhiều bài học với nội dung liên quan đến Việt Nam để người học tự tin giới thiệu đất nước văn hóa Việt Nam cho bạn bè sử dụng ngôn ngữ Trung

Xem  NGỮ PHÁP: CÂU LIÊN ĐỘNG 连动句

Thay vì 100% nội dung giáo trình chỉ nói về Trung Quốc, hãy giúp người học Việt Nam có được bộ từ vựng phù hợp với công việc, điều kiện, bối cảnh giao tiếp của họ tại Việt Nam. 

Ở Việt Nam có rất nhiều người giỏi tiếng Trung từ kiến thức hàn lâm đến thực tế sử dụng ngôn ngữ trong đời sống, cũng có rất nhiều người giỏi ngôn ngữ học ở phương diện lý luận. Sự kết hợp hoàn hảo giữa ngôn ngữ học và ngoại ngữ là điều cần thiết để xây dựng ra một bộ giáo trình lý tưởng dành cho nhóm đối tượng học tiếng Trung ở ở các trung tâm đào tạo tiếng Trung. Hãy giúp người học có được kiến thức một cách đơn giản nhất thông qua miêu tả và đối chiếu ngôn ngữ và quan trọng hơn hết là có được kiến thức ngoại ngữ có tính ứng dụng trong giao tiếp và phục vụ công việc theo nguyện vọng và mong muốn của họ. 

Hiện tại ban học thuật ở Hệ thống Hoa ngữ Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày đã nghiên cứu và đang trong quá trình hoàn thiện những cuốn giáo trình tiếng Trung dành cho người Việt, những cuốn giáo trình này vừa giúp bạn ôn thi HSK vừa có thể học tiếng Trung giao tiếp, hi vọng rằng sẽ giúp ích cho những bạn muốn học tiếng Trung để phục vụ cho công việc cũng như thi chứng chỉ HSK. Nếu các bạn muốn được học một giáo trình tiếng Trung dành cho người Việt thì đừng quên tìm hiểu Hệ thống Hoa ngữ Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày nhé.

 

Nguồn tham khảo: Cần lắm một giáo trình tiếng Trung cho người Việt –  Nhật Phạm (Giám đốc học thuật hệ thống)

Bài trước
PHƯƠNG PHÁP HỌC NGỮ TRỊ TIẾNG TRUNG
Bài sau
PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP PHẢN XẠ
Biên tập viên:
Dũng Cá Xinh

Nông dân nghèo một vợ bốn con!

15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://thegioitiengtrung.net 300 0