CÂU VỊ NGỮ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG TRUNG
CÂU VỊ NGỮ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG TRUNG
Đối với người học ngôn ngữ nói chung và học ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng, việc học ngữ pháp là rất quan trọng. Để giao tiếp thành thạo trong tiếng Trung thì việc nắm chắc ngữ pháp rất là một phần không thể thiếu. Ngày hôm nay, Hệ thống Hoa ngữ Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày (Trung tâm Ngoại ngữ RIYING) sẽ giúp bạn hiểu hơn về một dạng ngữ pháp rất quan trọng trong tiếng Trung Quốc – Câu vị ngữ động từ (动词短语dòngcí duǎnyǔ).
1.Khái niệm
Vậy Câu vị ngữ động từ(动词短语dòngcí duǎnyǔ) là gì?
Câu vị ngữ động từ (动词短语dòngcí duǎnyǔ) là câu có động từ làm thành phần chủ yếu của vị ngữ. Câu vị ngữ động từ thường biểu thị động tác, hành vi, hoạt động tâm lý, sự phát triển biến hoá,… của chủ ngữ.
Câu vị ngữ động từ bao gồm động từ và các thành phần bổ sung của động từ như trạng từ, giới từ, đối tượng, thời gian.
Vị trí của câu vị ngữ động từ trong câu thường đặt ở cuối câu và có thể được thay đổi để nhấn mạnh ý nghĩa của câu.
Kết cấu của câu vị ngữ động từ trong tiếng Trung:
主语 + 谓语(动词) +宾语
Chủ ngữ + Vị ngữ (Động từ) + Tân ngữ
Ví dụ:
- 我吃面条。
/Wǒ chī miàntiáo./
Tôi ăn mỳ.
- 他喝咖啡。
/Tā hē kāfēi./
Anh ấy uống cà phê.
- 她看电影。
/Tā kàn diànyǐng./
Cô ấy xem phim.
- 我们学中文。
/Wǒmen xué zhōngwén./
Chúng tôi học tiếng Trung.
- 他们写信。
/Tāmen xiě xìn./
Họ viết thư.
Trong các ví dụ trên, động từ (吃 – chī, 喝 – hē, 看 – kàn, 学 – xué, 写 – xiě) kết hợp với tân ngữ (面条 – miàntiáo, 咖啡 – kāfēi, 电影 – diànyǐng, 中文 – zhōngwén, 信 – xìn) để tạo thành các câu vị ngữ động từ.
2. Cách dùng câu vị ngữ động từ trong tiếng Trung
· Câu vị ngữ động từ có động từ mang tân ngữ
Ví dụ:
我买了一本书。/ Wǒ mǎile yī běn shū./ – Tôi đã mua một cuốn sách.
我穿一件毛衣。/ Wǒ chuān yī jiàn máoyī./ – Tôi mặc một cái áo len.
他唱一首歌。/Tā chàng yī shǒu gē./ – Anh ấy hát một bài hát.
妈妈买了一金苹果。/Māmā mǎile yī jīn píngguǒ./ – Mẹ đã mua một cân táo.
· Câu vị ngữ động từ có động từ không mang tân ngữ
Ví dụ:
他们一起唱歌。/ Tāmen yīqǐ chànggē./ – Bọn họ hát cùng nhau.
他走了。/ Tā zǒule./ – Anh ta đi rồi.
小花在跳舞。/Xiǎohuā zài tiàowǔ./ – Tiểu Hoa đang nhảy múa.
她睡觉了。/Tā shuìjiàole./ – Cô ấy ngủ rồi.
-
Câu vị ngữ động từ có vị ngữ động từ kèm theo hai tân ngữ (người + vật)
Đa số các động từ không thể mang theo hai tân ngữ. Bên cạnh đó vẫn có một số động từ có thể mang theo hai tân ngữ như: 教 – jiào, 送 – sòng, 给 – gěi, 告诉 – gàosù, 还 – hái, 递 – dì, 通知 – tōngzhī, 问 – wèn, 借 – jiè.
Ví dụ:
男朋友送我一份礼物。/ Nán péngyǒu sòng wǒ yī fèn lǐwù./ – Bạn trai tặng tôi một phần quà.
他借我一本书。/ Tā jiè wǒ yī běn shū./ – Anh ấy mượn tôi một cuốn sách.
我问老师一个问题。/ Wǒ wèn lǎoshī yīgè wèntí./ – Tôi hỏi giáo viên một câu hỏi.
马克教我英语。/ Mǎkè jiào wǒ yīngyǔ./ – Mark dạy tôi tiếng Anh.
她给我一件衣服。/ Tā gěi wǒ yī jiàn yīfú./ – Cô ấy đưa cho tôi một bộ quần áo
爸爸告诉我一件事。/ Bàba gàosù wǒ yī jiàn shì./ – Bố nói cho tôi một chuyện.
· Câu vị ngữ động từ có vị ngữ là động từ đứng trước một cụm chủ vị
Kết cấu:
主语 + 谓语 (动词 + (主语 + 谓语))
Chủ ngữ + Vị ngữ ( Động từ + (Chủ ngữ + Vị ngữ))
Các động từ thường được sử dụng: 说, 想, 看见, 听见, 觉得, 知道, 希望, 相信, 反对, 说明, 表示, 建议. Tân ngữ của động từ thường là một cụm chủ vị.
Ví dụ:
我觉得他很好看。/ Wǒ juédé tā hěn hǎokàn./ – Tôi cảm thấy anh ta rất đẹp.
我希望他是好人。/ Wǒ xīwàng tā shì hǎorén./ – Tôi hi vọng anh ta là người tốt.
我反对他的建议。/Wǒ fǎnduì tā de jiànyì./ – Tôi phản đối ý kiến của anh ta.
我看见他的女朋友了。/Wǒ kànjiàn tā de nǚ péngyǒule. / – Tôi đã nhìn thấy bạn gái anh ta rồi.
我知道她是谁。/Wǒ zhīdào tā shì shéi./ – Tôi biết cô ấy là ai.
· Câu vị ngữ động từ ở dạng phủ định
Thêm 不 vào trước động từ để phủ định hành động, trạng thái của chủ thể.
Ví dụ:
我不喝。/ Wǒ bù hē./ – Tôi không uống.
我不知道。/Wǒ bù zhīdào./ – Tôi không biết.
我不喜欢。/Wǒ bù xǐhuān./ – Tôi không thích.
Thêm 没 hoặc 没有 trước động từ để chỉ một hành vi hay động tác chưa phát sinh hay chưa hoàn thành.
Ví dụ:
我没听到。/Wǒ méi tīng dào./ – Tôi không nghe thấy.
我没看见。/ Wǒ méi kànjiàn./ – Tôi không nhìn thấy.
· Câu vị ngữ động từ ở dạng nghi vấn
Thêm “吗 – ma”
Ví dụ:
他喜欢你吗?/ Tā xǐhuān nǐ ma/ – Anh ta thích bạn hả?
你吃吗?/Nǐ chī ma?/ – Bạn ăn không?
Dùng cấu trúc “ động từ + 不 + động từ”
Ví dụ:
你喝不喝可乐?/ Nǐ hē bù hē kělè?/ – Bạn uống Cola không?
你吃不吃面条?/Nǐ chī bù chī miàntiáo?/ – Bạn ăn mì không?
3. Một số lưu ý khi sử dụng câu vị ngữ động từ
· Sự kết hợp của hai động từ trong phần vị ngữ
Động từ sau biểu thị mục đích của động từ trước.
Ví dụ:
昨天我去超市买东西。/ Zuótiān wǒ qù chāoshì mǎi dōngxī./ – Hôm qua tôi đi siêu thị mua đồ.
Động từ trước trình bày phương thức tiến hành hoạt động của động từ sau
Ví dụ:
我可以用鸡蛋做蛋糕吗?/ Wǒ kěyǐ yòng jīdàn zuò dàngāo ma?/ – Tôi có thể dùng trứng gà để làm bánh không?
Hai động từ biểu thị động tác khác nhau diễn ra đồng thời hay liên tiếp
Ví dụ:
他们在广场唱歌跳舞。/ Tāmen zài guǎngchǎng chànggē tiàowǔ./ – Bọn họ đang ca hát nhảy múa ở quảng trường.
· Câu kiêm ngữ
Trong câu kiêm ngữ có tân ngữ là một cụm ngữ kiêm ngữ.Vị ngữ có hai động từ không cùng chủ ngữ, tân ngữ của động từ trước là chủ ngữ của động từ sau. Vị ngữ thứ 2 cũng có thể là cụm động tân.
Ví dụ:
我帮我妈妈做饭。/ Wǒ bāng wǒ māmā zuò fàn./ – Tôi giúp mẹ nấu cơm.
· Câu tồn hiện
Câu tồn hiện là loại câu vị ngữ động từ không biểu thị sự hoạt động của chủ ngữ mà biểu thị sự tồn tại, tăng, giảm, xuất hiện hoặc biến mất của sự việc đề cập trong tân ngữ.
Ví dụ:
书包里还有两本书。/ Shūbāo lǐ hái yǒu liǎng běn shū./ – Trong cặp sách vẫn còn hai cuốn sách.
“Câu vị ngữ động từ” là một trong bốn loại câu quan trọng khi học ngữ pháp tiếng Trung. Hi vọng các bạn thích bài viết này và hẹn gặp lại trong những bài viết sau nhé! Nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng trung cam kết đầu ra thì đừng quên tham khảo Hệ thống Hoa Ngữ học tiếng Trung Quốc mỗi ngày (Trung tâm Ngoại ngữ RIYING) nhé!Để nhận “Tư vấn” và nhận các chương trình “Ưu Đãi” về khóa học cũng như lịch học cụ thể. Bạn hãy để lại thông tin liên lạc dưới đây nhé! Chúng mình sẽ liên hệ tới bạn trong thời gian sớm nhé!
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 202410 quy tắc vàng giúp bạn phát âm Tiếng Trung như người bản xứ
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 2024Tổng hợp từ vựng và mẫu câu Tiếng Trung giao tiếp trong công việc
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 2024Phương pháp luyện nghe Tiếng Trung hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Kiến thức tiếng Trung19 Tháng mười một, 20247 quy tắc viết chữ Hán và 8 nét cơ bản trong Tiếng Trung – Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu