GÓC KHÁM PHÁ: Âm nhạc Trung Hoa cổ
Âm nhạc Trung Hoa từ lâu đã nổi tiếng là có giai điệu du dương, cùng với những nhạc cụ độc đáo tạo nên những âm thanh ngọt ngào, mê đắm. Nhưng bạn có biết âm nhạc cổ Trung Hoa như thế nào không? Hôm nay chũng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chút nhé.
Những phát hiện khảo cổ cho thấy Trung Quốc đã có truyền thống âm nhạc lâu đời. Âm nhạc là yếu tố rất quan trọng trong nghi lễ, và người Trung Quốc cổ đại cho rằng âm nhạc là công cụ giao tiếp giữa con cháu với tổ tiên, giữa vua với trời.
“Thi kinh”, một tuyển tập các bài hát từ thế kỷ XI đến VII TCN có các chủ đề giao duyên hay phúng thích chính trị, đã cho ta biết đến 29 loại nhạc khí thuộc bộ kích phát (chiêng, trống, khánh, v.v), bộ gió (sáo, dịch, tiêu, v.v) và bộ dây (các loại đàn).
Người Trung Quốc dùng rất nhiều âm sắc và họ phân loại nhạc khí theo bát âm: kim (chuông), thạch (khánh đá), thổ (trống đất), cách (trống da), ti (đàn dây), mộc (mô), bào (trống bằng trái bầu), và trúc (sáo).
Âm nhạc cổ Trung Quốc dùng hệ thống ngũ cung: Cung, Thương, Giác, Chủy, Vũ. So với năm nốt nhạc hiện đại là: Cung = Do (C), Thương = Re (D), Giác = Mi (E), Chủy = Sol (G), Vũ = La(A). Tương truyền, sau này Văn Vương thêm hai âm phụ là Biến cung và Biến chủy. Biến cung tương đương Si (B) và Biến chủy tương đương Fa (F). Do đó chúng tạo thành thất âm, tương tự “âm giai dị chuyển” (gamme diatonique) như của phương Tây.
Biên tập viên

Bài mới nhất
Kiến thức tiếng Trung4 Tháng 4, 20252 bước đơn giản giúp bạn nói Tiếng Trung hay như người bản xứ
Kiến thức tiếng Trung31 Tháng 3, 2025Vì sao nên sử dụng gương khi học phát âm chuẩn Tiếng Trung?
Kiến thức tiếng Trung27 Tháng 3, 2025Tại sao không học được Tiếng Trung? – Lỗi do đâu?
Kiến thức tiếng Trung23 Tháng 3, 2025Sở hữu âm thanh – chìa khóa để học phát âm chuẩn Tiếng Trung