KHÁM PHÁ VỀ TRUNG QUỐC – ĐẤT NƯỚC TỶ DÂN
Trung Quốc (中国zhōngguó), tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (中华人民共和国zhōnghuá rénmín gònghéguó). Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á, là một trong hai quốc gia tỷ dân và có diện tích lớn nhất thế giới. Với một lịch sử lâu đời và văn hóa phong phú, Trung Quốc được coi là một trong những trung tâm văn hóa của thế giới.
1. Lịch sử
Lịch sử của Trung Quốc rất đa dạng và phức tạp, được cho là bắt đầu cách đây hơn 5.000 năm về trước, là một trong những nền văn minh lâu đời nhất và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Lịch sử Trung Quốc có một hành trình dài và phong phú, được chia thành những giai đoạn và vương triều khác nhau.
- Nhà Hạ (khoảng năm 2.200 TCN)
- Nhà Thương (thế kỷ 13 TCN)
- Nhà Chu (cuối thế kỷ 12 TCN)
- Thời Xuân Thu (từ thế kỷ 8 TCN)
- Thời Chiến Quốc (từ thế kỷ 4 TCN)
- Nhà Tần (221 – 206 TCN)
- Nhà Hán (206 TCN – 220)
- Nhà Tấn (266 – 420)
- Chia cắt Ngũ Hồ loạn Hoa và Nam Bắc triều (420 – 589)
- Nhà Tùy (581 – 618)
- Nhà Đường (618 – 907)
- Ngũ Đại Thập Quốc Tống Nguyên (1271 – 1368)
- Minh (1368 – 1644)
- Thanh (1636 – 1912)
- Trung Hoa Dân Quốc (1912 – 1949)
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949 – nay)
2. Văn hóa
Trung Quốc có một văn hóa phong phú và đa dạng. Nền văn học, nghệ thuật, kiến trúc và nghi lễ của Trung Quốc đã có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử văn hóa toàn cầu. Đồng thời, Trung Quốc cũng được biết đến với công nghệ tiên tiến, sản xuất hàng hóa đa dạng và kinh tế phát triển nhanh chóng.
2.1. Văn học
Văn học Trung Quốc có một lịch sử lâu đời và phong phú, với nhiều tác phẩm ảnh hưởng đến văn hóa và nghệ thuật của quốc gia này cũng như của toàn Đông Á. Nền văn học Trung Quốc nổi bật với “Tứ đại danh tác”.
“Tứ đại danh tác” bao gồm:
- Tam Quốc diễn nghĩa (三国演义sānguó yǎnyì): được viết bởi nhà văn La Quán Trung vào thế kỷ 14. Tiểu thuyết có nội dung kể về một thời kỳ Tam Quốc đầy hỗn loạn trong lịch sử Trung Hoa.
- Thủy Hử (水湖shuǐ hú) : được viết bởi Thi Nại Am. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
- Tây Du Ký (西游记xīyóu jì): được viết bởi Ngô Thừa Ân: Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Tây Thiên thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng.
- Hồng Lâu Mộng ( 红楼梦hónglóumèng): được viết bởi Tào Tuyết Cần. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy tàn.
2.2. Chữ viết
Chữ Hán(汉字hànzì),hay Chữ Nho, là loại văn tự ngữ tố – âm tiết xuất phát từ tiếng Hán thượng cổ.Chữ Hán từ khu vực Trung Quốc sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng kể cả Việt Nam.
Chữ Hán được phân loại như sau:
- Chữ tượng hình (象形文字xiàngxíng wénzì): 日 Nhật = mặt trời, 人 Nhân = người
- Chữ chỉ sự (指事文字zhǐ shì wénzì) hay chữ Biểu Ý (表意文字biǎoyì wénzì): 上 Thượng = ở trên, 下 Hạ = ở dưới
- Chữ hội ý (會意文字huìyì wénzì): 林 Lâm = rừng. Hai chữ 木 mộc ==> ngụ ý nhiều cây hợp lại tạo thành rừng
- Chữ hình thanh (形聲文字xíngshēng wénzì): 江 Giang = sông , gồm chữ 水 Thủy + 工 Công
- Chữ chuyển chú (轉注文字zhuǎn zhùwén zì): 中 Trung = trúng, đúng / ở giữa, trong
- Chữ giả tá (假借文字jiǎjiè wénzì): 令 Lệnh = như trong chữ “mệnh lệnh”, “hiệu lệnh” ==> được mượn làm chữ “lệnh” trong “huyện lệnh”
2.3. Hội họa, điêu khắc, kiến trúc
Hội họa
Hội họa Trung Quốc có lịch sử 5000–6000 năm với các loại hình: bạch họa, bản họa, bích họa. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á.
Một số bức họa nổi tiếng có thể kể tên như: Lạc thần phú đồ, Bộ liên đồ, Đường cung sĩ nữ đồ, Hàn Hi Tái dạ yến đồ, Thiên lý giang sơn đồ, Thanh minh thượng hà đồ,…
Điêu khắc
Điêu khắc Trung Quốc được phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu.
Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu như: cặp tượng Tần ngẫu, tượng Lạc sơn đại Phật, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay,…
Kiến trúc
Các công trình kiến trúc của Trung Quốc đều được thiết kế độc đáo, tỉ mỉ. kiến trúc Trung Hoa chú trọng đến chiều rộng hơn là chiều cao của công trình. Phong thủy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng.
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: Vạn Lý Trường Thành, Cố Cung, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Di Hòa Viên,…
2.4. Trang phục
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chính vì vậy trang phục của Trung Quốc cũng khá đa dạng. Đây cũng được coi là một trong những nét đẹp truyền thống của đất nước tỷ dân này.
- Hán phục (汉服hànfú): Trong lịch sử, người Hán đã sử dụng áo choàng hoặc áo sơ mi làm trang phục thân trên trong khi thân dưới thường dùng váy xếp li. Từ thời nhà Hán, trang phục của người Trung Quốc đã phát triển đa dạng phong cách cùng với kỹ thuật dệt tinh xảo, đặc biệt là trên lụa đồng thời tiếp thu các yếu tố tích cực từ các nền văn hóa bên ngoài.
- Sườn xám (長衫chángshān): Trang phục này đã thoát ra khỏi bóng dáng của chiếc áo thời Mãn. Giá trị của chúng không chỉ ở bản thân kiểu dáng trang phục mà còn dung hòa giữa thẩm mỹ phương Tây và nét truyền thống của Trung Hoa. Thể hiện hoàn mĩ sự thống nhất giữa tính dân tộc và thế giới. Hơn nữa còn ý nghĩa nhất định đối với việc khai thác và tìm hiểu văn hoá truyền thống dân tộc cổ kim của Trung Quốc.
2.5. Ẩm thực
Ẩm thực là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của đất nước Trung Hoa. Nền ẩm thực của Trung Quốc rất đa dạng, mỗi một khu vực lại mang một nét đặc sắc riêng. Ẩm thực Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều món ăn khác ở châu Á, với những cách sửa đổi trong chế biến để phục vụ khẩu vị từng địa phương.
Sự đặc sắc trong ẩm thực Trung Hoa được thể hiện nhiều nhất qua “Tám đại trường phái ẩm thực”
· Ẩm thực Sơn Đông Trung Quốc (山东菜系shāndōng càixì)
Ẩm thực Sơn Đông Trung Quốc còn được biết với tên chính là Lỗ Thái (鲁菜lǔ cài).Các món ăn của Sơn Đông nhìn chung mang hương vị nồng đậm, đặc biệt là hành và tỏi. Người Sơn Đông mạnh về các món chiên ra, nướng và hấp. Bên cạnh đó, họ cũng rất chú trọng màu sắc và bày trí của món ăn.
· Ẩm thực Quảng Đông (广东菜系guǎngdōng càixì)
Ẩm thực Quảng Đông hay Việt Thái (粤菜yuècài) là sự kết hợp tinh hoa của nhiều trường phái khác, bao gồm cả ẩm thực phương Tây.Ba nền tảng chính làm nên ẩm thực Quảng Đông là Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang khiến các món ăn rất đa dạng về nguyên liệu, mùi vị.
· Ẩm thực Giang Tô (江苏菜系jiāngsū càixì)
Ẩm thực Giang Tô gọi tắt là Tô Thái (苏菜sū cài)được hợp thành từ đồ ăn của 4 bốn địa phương: Hoài Dương, Kim Lăng, Tô Tích, Từ Hải Các đầu bếp theo trường phái Giang Tô rất chú trọng đến kỹ thuật dùng dao, cách chế biến cực kỳ tinh tế để đảm bảo được sự tươi mát, thanh đạm của món ăn.
· Ẩm thực Phúc Kiến (福建菜系fújiàn càixì)
Ẩm thực Phúc Kiến hay gọi là Mân Thái (闽菜mǐncài) rất đặc biệt bởi sự tinh tế về thực đơn và sự chuẩn bị công phu.Nguyên liệu chủ yếu trong trường phái ẩm thực Phúc Kiến là hải sản, khi chế biến chú trọng vị ngọt, chua, mặn, thơm, màu đẹp vị tươi. Phong cách Mân Thái tươi, thanh dịu, nhiều thịt, không dầu mỡ.Trường phái này gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu.
· Ẩm thực Chiết Giang (浙江菜系zhèjiāng càixì)
Ẩm thực Chiết Giang còn gọi lại Triết Thái (浙菜zhè cài) gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nổi tiếng nhất trong nhóm này là các món ăn của Hàng Châu. Đặc điểm chính của các món ăn thuộc trường phái ẩm thực Chiết Giang là: tươi mềm, thanh đạm, không ngấy.
· Ẩm thực Hồ Nam (湖南菜系húnán càixì)
Ẩm thực Hồ Nam còn được gọi với tên phổ biến là Tương Thái (湘菜xiāngcài) được hình thành từ thời nhà Hán. Ẩm thực Hồ Nam phân thành 3 loại: bếp lưu vực Hương Giang, bếp khu vực hồ Động Đình và bếp miền núi Hồ Nam.Khẩu vị cơ bản của bếp này là nhiều chất béo, đặc, chua cay, hương vị thơm và nhẹ nhàng. Nhưng đặc trưng nhất của các món Hồ Nam vẫn là vị chua cay. ̃
· Ẩm thực Tứ Xuyên Trung Quốc (西川菜系xīchuān càixì)
Ẩm thực Tứ Xuyên Trung Quốc thường được người Trung Quốc còn gọi là Xuyên Thái (川菜chuāncài).Ẩm thực Tứ Xuyên gồm hai trường phái: Thành Đô và Trùng Khánh. Khẩu vị chính là mặn cay. ́
· Ẩm thực An Huy (安徽菜系ānhuī càixì)
Ẩm thực An Huy gọi tắt là Huy Thái (徽菜huī cài)gồm các món ăn của miền Nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoàng Hà. Các món ăn của vùng miền nam An Huy là nổi bật nhất với sở trường về các món ninh hầm, chú trọng về mặt dùng lửa.
3. Du lịch Trung Quốc
Những năm gần đây, Trung Quốc trở thành một trong những điểm đến du lịch phổ biến nhất thế giới. Đây cũng là quốc gia có số lượng Di sản Thế giới được UNESCO công nhận nhiều nhất.
Một số địa điểm du lịch nổi bật tại Trung Quốc:
- Vạn Lý Trường Thành – Bắc Kinh
- Tử Cấm Thành – Bắc Kinh
- Bến Thượng Hải – Thượng Hải
- Di Hòa Viên – Bắc Kinh
- Lạc Sơn Đại Phật – Tứ Xuyên
- Cửu Trại Câu – Tứ Xuyên
- Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Thiểm Tây
- Phượng Hoàng Cổ Trấn – Hồ Nam
- Công viên quốc gia Trương Gia Giới – Hồ Nam
- Hang đá Long Môn – Hồ Nam
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, đất nước Trung Quốc nói chung và nền văn hóa Trung Hoa nói riêng đã có sự ảnh hưởng nhất định đến văn hóa của nhiều nước trong khu vực. Hi vọng bài viết này này sẽ giúp mọi người càng thêm hiểu hơn về đất nước Trung Quốc rộng lớn, hẹn mọi mọi người ở các bài viết sau, và đừng quên tham khảo các khóa học tiếng Trung toàn diện tại Hệ thống Hoa ngữ Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày (Trung tâm Ngoại ngữ RIYING) nhé!
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 202410 quy tắc vàng giúp bạn phát âm Tiếng Trung như người bản xứ
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 2024Tổng hợp từ vựng và mẫu câu Tiếng Trung giao tiếp trong công việc
- Kiến thức tiếng Trung23 Tháng mười một, 2024Phương pháp luyện nghe Tiếng Trung hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Kiến thức tiếng Trung19 Tháng mười một, 20247 quy tắc viết chữ Hán và 8 nét cơ bản trong Tiếng Trung – Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu