theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHỚ ĐƯỢC CHỮ HÁN MỘT CÁCH HIỆU QUẢ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHỚ ĐƯỢC CHỮ HÁN MỘT CÁCH HIỆU QUẢ?

Mục lục

  • Bí quyết 1: Tập viết chữ Hán
  • Bí quyết 2: Tạo flashcard – Thẻ nhớ từ
  • Bí quyết 3: Chỉ tập nhớ các từ thông dụng và cơ bản nhất
  • Bí quyết 4: Học nhớ chữ qua phim ảnh, truyện, tiểu thuyết tiếng trung
  • Bí quyết 5: Học nhớ chữ qua phương pháp chiết tự, ghi nhớ bộ thủ và ca dao thành ngữ
    • Đặc điểm của phương pháp
    • Một số ví dụ cụ thể
  • Bí quyết 6: Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tiếng Trung

Bí quyết 1: Tập viết chữ Hán

Đây hẳn nhiên là bí quyết có thể áp dụng cho bất cứ ai khi bắt đầu học bất cứ ngôn ngữ nào. Tiếng Trung cũng vậy. Sẽ chẳng có cách nào giúp bạn nhớ chữ nhanh hơn việc tập viết chữ Hán hàng ngày. Bạn có thể đặt mục tiêu mỗi tuần nhớ được 10-20 chữ Hán. Hãy nhớ kèm theo phiên âm và nghĩa của chữ đó. Bạn hãy viết đi viết lại các chữ đó trong 1 tuần cho đến khi bạn nhớ được chúng. Cách này vừa giúp bạn nhớ được chữ vừa giúp bạn tăng vốn từ rất hiệu quả. Nhưng để thành công thì bạn cần một chút kiên trì nhé!

 

 

Bí quyết 2: Tạo flashcard – Thẻ nhớ từ

Flashcard là phương pháp vô cùng hiệu quả khi bạn học bất cứ môn ngoại ngữ nào. Bạn có thể mua các bộ flashcard bán sẵn. Đơn giản hơn, hãy tự tạo cho mình một bộ trong quá trình học. Mỗi khi bạn gặp một từ mới, bạn hãy ghi lại vào các tờ giấy nhớ nho nhỏ. Bạn nhớ luôn mang theo chúng bên mình. Lúc rảnh rỗi, bạn có thể lôi chúng ra và ôn tập lại. Có một mẹo để bạn học từ vựng liên quan đến các vật dụng trong nhà. Bạn có thể dán giấy nhớ lên các vật dụng đó. Mỗi khi bạn nhìn thấy chúng lập tức chữ đó sẽ hiện ra trong đầu bạn.

Xem  Tiếng Trung chủ đề Ẩm thực: Từ vựng – Hội thoại

 

Bí quyết 3: Chỉ tập nhớ các từ thông dụng và cơ bản nhất

Tại sao lại như vậy? Bởi chỉ cần bạn học được 1500 chữ Hán thông dụng nhất. Như vậy, bạn đã có thể đọc được 70-80% các văn bản thường ngày. Ngay cả người TQ cũng không thể nào ghi nhớ được hết tất cả chữ Hán. Hãy học nhớ các chữ cơ bản thông dụng và hiểu được gần như 100% ý nghĩa của chúng. Đây được gọi là “sự trùng lặp hữu dụng trong tiếng Trung”. Chỉ cần 100 chữ khác nhau, ghép chúng lại với nhau và thay đổi vị trí thứ tự của chúng. Bạn sẽ tạo được 70% lượng từ vựng trong tiếng Trung. Do đó, bạn chỉ cần học những chữ thông dụng nhất thôi nhé. Đừng học hết tất cả, bạn sẽ bị quá tải đấy!

 

Bí quyết 4: Học nhớ chữ qua phim ảnh, truyện, tiểu thuyết tiếng trung

Một phương pháp hữu hiệu nữa khi bắt đầu học tiếng Trung. Hãy làm quen với lời các bài hát, phụ đề khi bạn nghe nhạc hoặc xem phim Trung. Hãy thử không bật phụ đề dịch Tiếng Việt hay biết trước nội dung. Bạn nên tự mình ghi nhớ và tìm hiểu chúng. Hãy ghi lại các từ bạn thấy thú vị và cần thiết. Chú ý vào các từ xuất hiện nhiều lần trong bài hát, bộ phim đó. Sau khi xem lần 1, hãy xem lại lần 2, lần 3, bắt đầu tập nhớ lại mỗi khi từ đó xuất hiện. Dần dần vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

Xem  Tên các phường, xã, quận huyện ở Hà Nội bằng tiếng Trung

Phương pháp này có một ưu điểm rất lớn. Bạn có thể học được cả cách giao tiếp, nói chuyện thông qua các câu thoại trong 1 bộ phim. Ngôn ngữ trong phim rất gần gũi với đời thực.

 

Bí quyết 5: Học nhớ chữ qua phương pháp chiết tự, ghi nhớ bộ thủ và ca dao thành ngữ

Đặc điểm của phương pháp

Đây là một trong những đặc thù của tiếng Trung. Chữ Hán tiền thân là hệ thống chữ tượng hình. Bạn có thể đoán được nghĩa của chữ thông qua các kí hiệu, nét vẽ và bộ thủ của nó. Nhưng trước hết, bạn hãy ghi nhớ ít nhất 150 bộ thủ thường gặp nhé. Các bộ thủ này không phức tạp như khi ghép thành các chữ Hán. Chúng đại diện cho 1 trường nghĩa nên rất dễ nhớ. Ví dụ các chữ hán có bộ “hỏa-chấm hỏa” thì sẽ có ý nghĩa liên quan đến lửa. Các chữ hán có bộ “thủy-chấm thủy” bên trong sẽ có ý nghĩa liên quan đến nước..v.v

Và để dễ nhớ hơn, có thể dùng phương pháp phân tích các bộ thủ trong 1 chữ (chiết tự). Sau đó, hãy biến chúng thành các câu ca dao thành ngữ.

Một số ví dụ cụ thể

Ví dụ: Chữ 德 (Đức) bao gồm các bộ Chim chích, chữ Thập, chữ Tứ, chữ Nhất và chữ Tâm. Người ta tạo ra 1 câu ca dao để dễ dàng nhớ chữ này hơn. Đó là: “Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè bộ tâm”.

 

 

Chữ 寄 (Kí) có nghĩa là “gửi” bao gồm bộ Miên (mái nhà), bộ Đại (lớn) và chữ Khả (có thể). Bạn có thể nhớ chữ này là: “Một mái nhà to có thể gửi”.

 

Chữ 椅 (Kỷ) có nghĩa là “cái ghế” bao gồm bộ Mộc (cây), bộ Đại và chữ Khả. Bạn có thể nhớ chữ này là: “Một cái cây to có thể ngồi”.

Xem  TỪ VỰNG VỀ SIÊU XE!

 

Rất thú vị phải không ạ? Phương pháp này sáng tạo ở chỗ mỗi người lại có những cách ghi nhớ khác nhau. Điều này tùy vào trí tưởng tượng của mỗi người. Đây cũng chính là một điểm hấp dẫn của việc học tiếng Trung.

Bí quyết 6: Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tiếng Trung

Thêm một vài kinh nghiệm hữu ích dành cho các bạn học tiếng Trung. Đừng quên luôn mang bên mình 1 cuốn từ điển. Nếu quá cồng kềnh, hãy sử dụng các phần mềm từ điển hữu dụng trên điện thoại. Các bạn cũng có thể xem chương trình Hướng dẫn sử dụng Pleco, ứng dụng học Tiếng Trung miễn phí thần thánh để nắm vững hơn cách dùng từ điển Tiếng Trung online.

Chỉ cần áp dụng các cách trên thì mình đảm bảo các bạn sẽ không còn sợ chữ Hán nữa. Chữ Hán không khó chinh phục như bạn nghĩ đâu ^^

——————-

Dành cho các bạn muốn tìm hiểu và đăng ký học Tiếng Trung:

? Các cơ sở của Trung tâm.
?CS1: Housing Office, số 17 ngõ 575 Kim Mã
?CS2: Sun Office, số 38 ngõ 133 Thái Hà
?CS3: News Building, số 21 ngõ 27 Đại Cồ Việt
?CS4: Cowa Tower, số 199 Hồ Tùng Mậu
?Hotline: 0932.314.298
?https://tiengtrungcamxu.com/
?Lịch khai giảng tháng 6: https://tiengtrungcamxu.com/lich-khai-giang-pg

 

 

Bài trước
10 cách dùng của 什么 – Ngữ pháp Tiếng Trung
Bài sau
Cách diễn đạt thứ – ngày – tháng trong Tiếng Trung
Biên tập viên:
Dũng Cá Xinh

Nông dân nghèo một vợ bốn con!

15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://thegioitiengtrung.net 300 0