theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

TẤT TẦN TẬT VỀ NGỮ ÂM TRONG TIẾNG TRUNG

Tiếng Trung đang được giảng dạy phổ biến ở các cấp học cũng như nhiều đơn vị ngoài công lập ở Việt Nam. Nhưng một số lượng lớn giáo viên dạy tiếng Trung chưa thực sự hiểu đúng và đủ về ngữ âm tiếng Trung, phương pháp dạy ngữ âm tiếng Trung, dần đến giảm hiệu quả giảng dạy và kiến thức cho người học.

Khái niệm ngữ âm nói chung

Ngữ âm là cách gọi tắt của âm thanh ngôn ngữ – một loại âm thanh đặc biệt do con người phát ra dùng để giao tiếp và tư duy (khi nghĩ thầm, vẫn xuất hiện các từ với hình thức âm thanh của chúng). Ngữ âm bao gồm các âm, các thanh, các cách kết hợp âm thanh và giọng điệu ở trong một từ, một câu của một ngôn ngữ.

Ngữ âm là hệ thống ký hiệu ghi lại hoạt động tư duy một cách trực tiếp nhất, con người giao tiếp được với nhau chính là nhờ hình thức vật chất này. Nói đến ngôn ngữ là nói đến âm thanh của ngôn ngữ, và hình thức âm thanh của ngôn ngữ được gọi là ngữ âm.

=> Ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ. Không có ngữ âm, ngôn ngữ không thể tồn tại.

Đơn vị kết cấu ngữ âm

Âm tố

Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có thể tách ra dựa trên những âm sắc khác nhau. Bởi vì âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất nên không thể phân tích nhỏ hơn nữa.

Kí hiệu của âm tố là chúng được phiên âm giữa hai gạch vuông [ ]. Ví dụ âm đọc  [hàn] của chữ 汉 (Hán) trong tiếng Trung do 3 đơn vị cấu thành: [h], [a], [n]. Ba đơn vị này có âm sắc khác nhau, đồng thời không thể tách chúng  thành những đơn vị nhỏ hơn nữa, đây chính là 3 âm tố. Thanh điệu của 汉 (thanh 4) thuộc phạm trù âm cao, không được xem là âm tố.

Xem  XOẮN LƯỠI VỚI NHỮNG BÀI VÈ TIẾNG TRUNG

Âm tố có 2 loại: Nguyên âm và Phụ âm.

  • Nguyên âm

Lúc phát âm, luồng khí gây rung dây thanh (thanh đới), âm được thoát ra tự do mà không chịu sự cản trở của cơ quan phát âm được gọi là Nguyên âm. Nguyên âm còn gọi là “Mẫu âm”, như âm [a] trong chữ “八” /bā/. Mỗi một âm tiết trong tiếng Trung đều có nguyên âm, đây là ngôn ngữ có nguyên âm chiếm ưu thế.

  • Phụ âm

Phụ âm còn gọi là “Tử âm”, đó là âm thoát ra mà luồng hơi bị cản trở do sự xuất hiện của chướng ngại trên lối thoát của không khí, ví như sự tiếp xúc của đầu lưỡi với răng, ví dụ: [t] v à [n] trong chữ “点” /diǎn/.

Âm tiết

Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn vị tự nhiên nhất trong lời nói của con người. Mỗi âm tiết là một tiếng. Ví dụ từ “历史”(lìshǐ-lịch sử), lúc phát âm và lúc nghe thấy đều chỉ là 2 đơn vị [lì] và  [shǐ], chứ không phải là 4 đơn vị “l、i、sh、i”. Vì vậy, [lì]và [shǐ] là 2 âm tiết. Chỉ có các nhà ngôn ngữ học lúc phân tích ngữ âm mới chia chúng thành 4 đơn vị nhỏ hơn (gọi là âm tố).

Trong tiếng Trung, một chữ Hán đại diện cho một âm tiết. Chỉ có các từ lúc đọc uốn lưỡi, thêm “儿”vào sau từ đó biểu thị cách đọc này, như “花儿”(huār – bông hoa), hai chữ Hán nhưng cũng chỉ có một âm tiết phát ra.

Xem  CẤU TRÚC CÂU PHỨC RÚT GỌN

Âm tiết là đơn vị cơ bản của kết cấu ngữ âm. Một âm tiết tiếng Trung có thể do nhiều âm tố cấu thành. Ví dụ: “大”(dà):两个音素 (hai âm tố);“半”(bān):三个音素 (ba âm tố).

Một âm tiết tiếng Trung có ít nhất một âm tố, như: “阿” [a]、”俄” [e]; nhiều nhất bốn âm tố, như “庄” [zhuāng], tuy có sáu chữ cái nhưng cũng chỉ có bốn âm tố, đó là  “zh、u、a、ng”. Các từ “创、双、黄”(chuàng、shuāng、huáng)… cũng phân tích tương tự như vậy.

Thanh mẫu, Vận mẫu, Thanh điệu

Một âm tiết tiếng Trung có thể chia làm 3 phần: Thanh mẫu, Vận mẫu và Thanh điệu.

  • Thanh mẫu

Thanh mẫu là phụ âm mở đầu của một âm tiết, nếu như mở đầu một âm tiết không có phụ âm, thì gọi là “thanh mẫu không”. Ví dụ từ “中国”(zhōngguó – Trung Quốc)trong tiếng Trung có 2 thanh mẫu là “zh” và “g”, còn từ “爱”(ài – yêu) không có phụ âm mở đầu, tức là “thanh mẫu không”.

  • Vận mẫu

Vận mẫu là âm tố đứng sau thanh mẫu trong một âm tiết, nó có thể là một nguyên âm, hoặc là tổ hợp của nhiều nguyên âm, cũng có thể là sự tổ hợp của nguyên âm và phụ âm.

Ví dụ: (Vận mẫu là “a”, nguyên âm đơn); (Vận mẫu là “iao”, nguyên âm kép);(Vận mẫu là “ing”, nguyên âm “i” + phụ âm “ng”).

  • Thanh điệu

Thanh điệu chỉ sự biến hoá cao – thấp – dài – ngắn của một âm tiết. Sự biến hoá của thanh điệu phụ thuộc vào toàn bộ âm tiết đó. Ví dụ từ “好”(hǎo – tốt)trong tiếng Trung có thanh 3 (thượng thanh), âm vực là 214, tức là phát âm từ giáng lên thăng, từ 2 xuống 1 rồi lên đến 4.

Như chúng ta đã biết, ngữ âm là vỏ vật chất của bất kỳ ngôn ngữ nào tồn tại trong cộng đồng sử dụng chúng. Học bất cứ ngôn ngữ nào thì tính chính xác của ngữ âm đó chính là dấu hiệu đánh giá quan trọng trình độ ngôn ngữ của người học. Việc dạy học ngữ âm là cơ sở của giáo dục ngôn ngữ, trong dạy học tiếng Trung như một ngoại ngữ cho người nước ngoài.

Xem   CÁCH SỬ DỤNG TRỢ TỪ “DE” TRONG TIẾNG TRUNG

Trên đây là tổng quan về ngữ âm tiếng Trung do thầy Nhật Phạm (giám đốc học thuật của Hệ thống Hoa Ngữ – Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày) tổng hợp và nghiên cứu giúp cho người học tiếng Trung có thể dễ dàng hiểu rõ về ngữ âm, tạo nền móng vững chắc cho quá trình chinh phục ngôn ngữ của đất nước tỷ dân này. Nếu các bạn muốn được đào tạo bởi một trung tâm uy tín tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì không thể bỏ qua Hệ thống Hoa Ngữ – Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày nhé.

Đừng quên Hệ thống Hoa Ngữ – Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày với rất nhiều khóa học hấp dẫn nha!

Bài trước
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ ÂM TIẾNG HÁN
Bài sau
CẤU TRÚC CÂU PHỨC RÚT GỌN – PHẦN 2
Biên tập viên:
Dũng Cá Xinh

Nông dân nghèo một vợ bốn con!

15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://thegioitiengtrung.net 300 0