theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

TÌM HIỂU VỀ 7 NHÀ TƯ TƯỞNG VĨ ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC

Khổng Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử Trang Tử, Mặc Tử, Tuân Tử và Lão Tử là 7 nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. 7 triết gia này có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến các lịch sử Trung Hoa.

Nếu chú ý một chút, bạn sẽ nhận rằng trong tên của 7 triết gia vĩ đại này đều kết thúc bằng chữ “Tử”(子), chữ “Tử” này biểu thị sự kính trọng, tôn sùng của người sau đối với 7 bậc vĩ nhân. Vì vậy “Tử” ở đây không mang nghĩa là “đứa trẻ” như thông thường mà để chỉ người đàn ông có đức hạnh học vấn, ta có thể hiểu nôm na là “Thầy”.

  1. Khổng Tử 孔子

Ông sinh năm 551 trước CN ở nước Lỗ, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất. Hệ thống giáo lý triết học của Khổng Tử được gọi là Nho giáo (儒家), luôn tập trung nhấn mạnh các yếu tố về đạo đức của từng cá nhân trong quan hệ gia đình – xã hội, quân – thần, hay tính đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, sự công bằng, lòng nhân ái vị tha. Đồng thời đề ra các chuẩn mực về giáo dục. Những triết lý của Khổng Tử không chỉ ảnh hưởng đến tín ngưỡng văn hóa của Trung Hoa mà còn là nền tảng văn hóa của Đông Á ngày nay.

Đáng buồn là tư tưởng của Khổng Tử đã không được áp dụng khi ông còn sống, để rồi Khổng gia đã buộc phải tha hương đến nhiều quốc gia và mất vào năm 479 TCN. Mãi sau này, khi nhà Tần sụp đổ, tư tưởng của ông mới chính thức được ghi nhận và sau đó đã trở thành hệ thống giáo dục chính của triều đình.

  1. Mạnh Tử 孟子

Mạnh Tử sinh năm 372 TCN tại Trâu Thành, Trung Quốc. Vì từng là học trò của Khổng Cấp – Cháu nội của Khổng Tử nên tư tưởng của ông chịu sự ảnh hưởng từ Khổng Giáo. Sau này ông được người đời ca ngợi là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm “Á thánh Mạnh Tử” (chỉ sau Khổng Tử).

Xem  CẤU TRÚC BIỂU THỊ TÍNH LỰA CHỌN

Mạnh Tử nối tiếng với tư tưởng về bản tính tự nhiên của con người, ông cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản thiện” ( Con người ta từ lúc mới sinh vốn có bản tính thiện lương). Bản tính này có thể nuôi dưỡng, thông qua giáo dục và nỗ lực tu thân.Triết lý của ông rất được các bậc quân thần trọng dụng nên trong thực tế tầm ảnh hưởng từ đạo giáo của ông có thể nói rằng còn lớn hơn cả Khổng Tử.

  1. Hàn Phi Tử  韩非子

Hàn Phi Tử sinh ra trong một gia định có dòng dõi quý tộc. Ông là người theo đuổi trường phái Pháp gia và là người phát triển triết lý này thành hệ thống hoàn chỉnh ở Trung Quốc.

Pháp gia cho rằng bản tính con người vốn ác vì luôn trốn tránh sự trường phạt nhưng lại không ngừng cạnh tranh giành giật lợi ích lẫn nhau.Vậy nên pháp luật phải trừng trị nghiêm khắc những hành động sai trái ấy, đồng thời ban thưởng cho những người tuân thủ luật pháp.

Học thuyết này của ông rất có ảnh hưởng và đã trở thành một trong những nguyên tắc chỉ đạo của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa – Tần Thủy Hoàng.

  1. Trang Tử  莊子

Trang Tử sống vào cuối thế kỷ thứ 4 ở nước Tống. Ông đã từ chối lời mời ra làm quan của vua Chu và lựa chọn một cuộc sống riêng tư lặng lẽ, mà theo ngôn ngữ của chính ông thì là “ngoáy đuôi rùa dưới ao đìa thôi”.

Bộ sách “Trang Tử” nổi tiếng của Trang Tử mang nhiều triết lý hoài nghi nhân sinh, ông lập luận rằng đời sống hữu hạn còn tri thức cần phải học lại vô hạn. Vậy nên việc dùng một thứ hữu hạn để truy cầu vô hạn là điều điên rồ.

  1. Mặc Tử 墨子

Mặc Tử sinh ra vào năm 468 TCN, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông là người sáng lập của Mặc gia, với học thuyết “kiêm ái”, đối lập với học thuyết của Khổng Tử trong vài thế kỷ.

Ban đầu, Mặc Tử là môn đồ của Khổng giáo nhưng về sau ông lại cho rằng Khổng giáo quá đề cao các quy tắc lễ nghi rườm rà và quá coi nhẹ tín ngưỡng. Do đó ông đã quyết định tự mở lối đi riêng. 

Xem  NHỮNG TRANG MẠNG XÃ HỘI PHỔ BIẾN Ở TRUNG QUỐC

Học thuyết “Mặc Tử” gồm 10 mười cương lĩnh chính trị, nội dung được chia thành mười loại: Thượng Hiền, Thượng Đồng, Tiết dụng, Tiết táng, Phi lạc, Phi mệnh, Thiên chí, Minh quỹ, Kiêm ái, Phi công. Học thuyết vốn có 71 thiên, hiện nay chỉ còn giữ lại 53 thiên, trong đó có hai thiên “Kinh thượng” và “Kinh hạ” do chính Mặc Tử viết, còn lại chủ yếu do các học trò dựa theo lời nói, bài giảng và những việc làm của ông ghi chép thành.

Ngày nay nhiều trẻ em biết đến Mặc Tử nhờ tác phẩm “Thiên tự văn” – Một bài thơ gồm 1000 chữ Hán, mỗi chữ chỉ được dùng một lần, xếp thành 250 dòng, mỗi dòng 4 chữ gom thành các nhóm 4 dòng có vần điệu dễ nhớ. Tác phẩm này là được xem là sách vỡ lòng cho trẻ em từ thế kỷ 6 đến nay.

  1. Tuân Tử 荀子

Tuân Tử sinh ra ở nước Triệu vào khoảng năm 316 TCN, ông là một trong ba triết gia Khổng giáo xuất sắc nhất của Trung Quốc cổ đại. Cũng chính ông là người đã phát triển, hoàn thiện và hệ thống hóa các tác phẩm của Khổng Tử và Mạnh Tử.

Tuy cùng là người theo tư tưởng Nho gia, song khác với tư tưởng của Khổng Tử là dùng “nhân” để trị nước, ông ủng hộ việc dùng “lễ” và “hình” để trị nước. Đối lập với thuyết “nhân chi sơ tính bản thiện” của Mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng “nhân chi sơ tính bản ác”, nghĩa rằng con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà thành. Rằng con người khi sinh ra đã có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,… Nên nếu cứ để con người phát triển tự nhiên thì mối quan hệ giữa người và người sẽ phát sinh ra tranh đấu và gây ra hỗn loạn trong xã hội, do đó cần có “lễ” để điều chỉnh, sửa đổi bản tính ác của con người. Tuy nhiên, ông lại tin rằng chỉ có giới tinh hoa mới làm được điều này.

  1. Lão Tử 老子

Ngoài “Đạo Đức Kinh”(道德经) được biết đến rộng rãi, ông còn được biết đến như ông tổ của Đạo giáo – Một trong ba tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa Trung Hoa.

Xem  ĐỊNH NGỮ VÀ TRỢ TỪ KẾT CẤU 的

Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỷ VI TCN, sau khi giác ngộ sâu sắc đạo lý ở đời, ông đã đi về phía Tây và vĩnh viễn biến mất vào vùng đất của những vị tiên bất tử.

Cũng theo truyền thuyết, người cuối cùng được gặp Lão Tử là một gác cổng tên Doãn Hỷ. Doãn Hỷ đã xin ông truyền thụ cho thế gian tinh hoa trí tuệ và đã được chấp nhận. Lão Tử đã để lại cho đời cuốn Đạo Đức Kinh.

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử cho rằng Đạo là nguồn gốc của vạn sự vạn vật, vô hình nhưng bao trùm tất cả, có quyền năng vĩ đại nhưng tuyệt đối khiêm nhường.

Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu biết thêm về 7 nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc. Hi vọng các bạn sẽ thích bài viết này, hẹn gặp các bạn ở bài viết sau nhé! Nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng trung cam kết đầu ra thì đừng quên tham khảo Trung tâm học tiếng Trung Quốc mỗi ngày nhé!

Để nhận “Tư vấn” và nhận các chương trình “Ưu Đãi” về khóa học cũng như lịch học cụ thể. Bạn hãy để lại thông tin dưới đây nhé!

 

 

 

Bài trước
NGÔN NGỮ MẠNG TRUNG QUỐC HOT 2022
Bài sau
NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CÓ THẬT TRONG TIỂU THUYẾT KIM DUNG
Biên tập viên:
Dũng Cá Xinh

Nông dân nghèo một vợ bốn con!

15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://thegioitiengtrung.net 300 0