theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt
Vẻ đẹp cổ kính của thành cổ Lệ Giang

Vẻ đẹp cổ kính của thành cổ Lệ Giang

Mục lục

  • Một số cụm kiến trúc tiêu biểu của Lệ Giang:
    • – Phủ họ Mộc:
    • – Lầu Ngũ Phượng:
    • – Cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa:
    • – Cụm kiến trúc nhà ở thị trấn nhỏ Thúc Hà:

Lệ Giang (丽江 /Lìjiāng/) là một đơn vị hành chính cấp địa khu của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Thành phố Lệ Giang bao gồm một quận (hay khu đô thị cổ), 2 huyện và 2 huyện tự trị:

– Quận Cổ Thành (古城区; Gǔchéng Qū)
– Huyện Vĩnh Thắng (永胜县; Yǒngshèng Xiàn)
– Huyện Hoa Bình (华坪县; Huápíng Xiàn)
– Huyện tự trị dân tộc Nạp Tây Ngọc Long (玉龙纳西族自治县; Yùlóng Nàxīzú Zìzhìxiàn)
– Huyện tự trị dân tộc Di Ninh Lang (宁蒗彝族自治县; Nínglàng Yízú Zìzhìxiàn).

Khu vực nội thị Lệ Giang gồm: Khu đô thị mới, Đại Nghiên cổ trấn, Thúc Hà cổ trấn, Bạch Sa cổ trấn. Thành phố Lệ Giang cũng bao gồm một số phần của Hổ Khiêu hiệp.

Thành cổ Lệ Giang được xây dựng vào cuối thời nhà Tống đầu thời nhà Nguyên. Thành cổ này nằm trên cao nguyên Quý châu, có độ cao hơn 2400 mét so với mặt biển, diện tích rộng 3,8 km vuông. Hiện nay, thành cổ này có hơn 6200 hộ gia đình, hơn 25 nghìn dân. Trong đó, người dân tộc Na-xi chiếm tuyệt đại đa số dân cư ở đây. Phần lớn người dân ở đây vẫn làm các nghề thủ công như làm đồ dùng bằng đồng bạc, dệt, cất rượu và buôn bán.

Xem  Bánh trôi của Trung Hoa

Trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành Lệ Giang có xây 354 chiếc cầu. Những chiếc cầu nổi tiếng là Tỏa Thúy, Đại Thạch, Nam Môn,… đều được xây dựng vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Trong đó cầu Đại Thạch là đặc sắc nhất.

 

Một số cụm kiến trúc tiêu biểu của Lệ Giang:

– Phủ họ Mộc:

Phủ học Mộc trong thành Lệ Giang vốn là dinh thự họ Mộc thủ lĩnh thế tập của Lệ Giang. Dinh thự được xây dựng vào thời nhà Nguyên ( 1271 –1368 công nguyên ). Năm 1998 sau khi được xây dựng lại, dinh thự này trở thành viện bảo tàng của thành cổ. Dinh thự họ Mộc rộng 46 mẫu, trong dinh thự có 162 gian nhà lớn nhỏ. Trong dinh thự treo 11 tấm biển do các đời vua ban tặng, phản ánh lịch sử hưng thịnh của gia tộc.


– Lầu Ngũ Phượng:

Ngôi lầu Ngũ Phượng của chùa Phúc Quốc được xây dựng vào năm thứ 29 Vạn Lịch đời nhà Minh (năm 1601 ). Do hình dáng bên ngoài của nó trông như năm con phượng hoàng nên được gọi là “lầu Ngũ Phượng”. Trên trần nhà trong lầu vẽ nhiều đồ án tinh sảo đẹp mắt. Lầu Ngũ Phượng đã tập hợp phong cách kiến trúc của các dân tộc Hán. Tạng và Na-xi, là của cải quý hiếm, tiêu biểu điển hình trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc.


– Cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa:

Cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa cách thành cổ Lệ Giang 8 km về phía Bắc. Cụm trúc này phân bố trên trục chính của tuyến từ nam đến bắc, trung tâm là quảng trường hình thang. Có một dòng suối từ phía bắc chảy qua quảng trường, bốn đường phố từ quảng trường tỏa ra bốn phương, mang đậm phong cách của địa phương. Sự hình thành và phát triển của cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa đã đặt nền tảng cho bố cục của thành cổ Lệ Giang.

Xem  Bài 9 – Các ngày lễ, tết và cách chúc mừng trong tiếng Trung


– Cụm kiến trúc nhà ở thị trấn nhỏ Thúc Hà:

Cụm kiến trúc nhà ở thị trấn nhỏ Thúc Hà bên cạnh thành cổ. Những ngôi nhà của cụm kiến trúc này cao thấp khác nhau, bố cục của nó giống phố Tứ Phương. Dòng sông Thanh Long chảy xuyên qua giữa cụm kiến trúc này. Cầu Thanh Long xây vào thời nhà Nguyên (1368 –1644 công nguyên)bắc qua sông và là cây cầu lớn nhất trong địa phận Lệ Giang.

—————————

Xem lịch khải giảng mới nhất của Tiếng Trung Cầm Xu tại đây

Youtube

Facebook

Bài trước
Tết Hàn thực
Bài sau
Lễ hội đèn lồng ở Đài Loan
Biên tập viên:
Dũng Cá Xinh

Nông dân nghèo một vợ bốn con!

15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://thegioitiengtrung.net 300 0