theme-sticky-logo-alt
theme-logo-alt

Ý NGHĨA MÀU SẮC MẶT NẠ TRONG KINH KỊCH

Kịch kịch là một loại hình nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc, ngay cả chiếc mặt nạ của các diễn viên cũng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem đó là gì nhé!

 

A – KINH KỊCH LÀ GÌ?

Kinh kịch (京剧) hay còn được gọi kinh hí (京戏), là một thể loại ca kịch hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh (Trung Quốc) vào thời vua Càn Long thuộc triều Thanh. Kinh kịch là sự hòa trộn giữa Huy kịch với Hán kịch. Vào ngày 25 tháng 9 năm 1790,  khi ‘Bốn đoàn Huy kịch lớn’ mang Huy kịch đến Bắc Kinh để làm lễ biểu diễn cho lễ sinh thần thứ 80 của Vua Càn Long, từ đó Kinh kịch được khai sinh. Ban đầu nó được biểu diễn cho triều đình.

Năm 1828, một số đoàn kịch Hồ Bắc nổi tiếng đã đến Bắc Kinh và biểu diễn cùng đoàn kịch An Huy. Sự kết hợp dần dần hình thành giai điệu của Kinh kịch. Kinh kịch được coi là chính thức hình thành vào năm 1845.

B – Ý NGHĨA MÀU SẮC MẶT NẠ KINH KỊCH

Nếu bạn từng xem Kinh kịch chắc rất có ấn tượng đối với các thứ màu tô lên mặt các diễn viên thành mặt nạ. Và những mặt nạ đó không phải chỉ tô cho đẹp đâu nhé, mỗi màu sắc còn tượng trưng cho tính cách, đặc điểm, vận mệnh và vai diễn của từng nhân vật trong vở kịch đó.

Xem  CÂU VỊ NGỮ DANH TỪ TRONG TIẾNG TRUNG

Màu đỏ 红色: thường thể hiện sự trung thành và chủ nghĩa anh hùng, chủ yếu là các nhân vật chính diện, ví dụ: Quan Công
Màu đen 黑色: thường dùng cho những nhân vật chính trực, có lòng vị tha, ví dụ: Bao Công
Màu trắng 白色: tượng trưng cho những nhân vật nham hiểm, đa nghi, gian dối, bay bổng, uy nghiêm như Tào Tháo
Màu vàng 黄色: đại diện cho những nhân vật dũng cảm và hung dữ như Cơ Liêu
Màu xanh lá 绿色: thường là những nhân vật ngoan cường, cáu kỉnh như Chu Ôn
Màu xanh biển 蓝色: thường là những nhân vật dũng cảm, mạnh mẽ và mưu lược, ví dụ Đậu Nhĩ Đôn

 

 

Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Hi vọng các bạn thích bài viết và hẹn gặp lại trong những bài viết sau nhé! Nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng trung cam kết đầu ra thì đừng quên tham khảo Trung tâm học tiếng Trung Quốc mỗi ngày nhé!

Để nhận “Tư vấn” và nhận các chương trình “Ưu Đãi” về khóa học cũng như lịch học cụ thể. Bạn hãy để lại thông tin dưới đây nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá Xinh
Nông dân nghèo một vợ bốn con!
Bài mới nhất
Xem  8 CÁCH NÊU Ý KIẾN BẰNG TIẾNG TRUNG
Bài trước
HỌ QUYỀN LỰC NHẤT LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
Bài sau
HỌC TIẾNG TRUNG CÙNG 5 BỘ PHIM ĐIỆN ẢNH KINH ĐIỂN
Biên tập viên:
Dũng Cá Xinh

Nông dân nghèo một vợ bốn con!

15 49.0138 8.38624 1 0 4000 1 https://thegioitiengtrung.net 300 0